Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN: BẾP LỬA

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa".

  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Bếp lửa". Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu các bài thơ khác.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Bếp lửa.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

Trân trọng, tự hào có tình yêu đối với quê hương, đất nước.

  • Yêu văn chương, yêu cái đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập.

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1.   KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài thơ "Bếp lửa".

b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV hỏi: Có bạn nào thường xuyên được ở với ông bà không? Hãy chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với ông bà cho cả lớp được nghe.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy ngẫm trả lời câu hỏi mà GV giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 1 bạn HS kể lại. Các HS khác chú ý lắng nghe. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý: Tôi hay được ở với ông bà mỗi lúc bố mẹ có việc vắng nhà. Đó là những giây phút rất đỗi thân thuộc, ấm áp. Tôi còn nhớ kỉ niệm khó quên nhất chính là được nghe bà kể chuyện ngày xưa lúc bà còn trẻ. Vào một hôm trời mưa to, khi đã ăn cơm xong tôi cùng bà ngoại ra ngoài hiên ngắm mưa. Gió thổi tạt vào người mát rượi nhưng với tôi mưa gợi một chút lo lắng. Vì mỗi lần mưa to là nhà của bà ngoại tôi bị dột nước. Mặc kệ không gian ngoài kia, bà và tôi cùng nhau ngồi và hướng mắt ra nhìn bầu trời trắng xóa. Bà kể lúc bà còn thiếu nữ, bà rất khỏe, có thể đi bộ chục cây số hay câu chuyện tình yêu của bà với ông. Tôi cảm thấy khoảnh khắc đó thật tuyệt vời vì tôi được ngắm nhìn trời mưa và được nhìn vẻ đẹp chăm chú trên khuôn mặt, ánh mắt xa xăm lúc bà kể chuyện. 

  • GV dẫn dắt vào bài: Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi chúng ta. Trong bài học trước chúng ta đã được xem lại những kỉ niệm và nỗi nhớ của nhà thơ Bằng Việt với người bà của mình qua bài thơ "Bếp lửa". Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố lại bài học.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả, nội dung và nghệ thuật,… của văn bản "Bếp lửa".

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm, nội dung và nghệ thuật bài "Bếp lửa".

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời:

+ Nhắc lại kiến thức về thể thơ tự do.

+ Tổng hợp lại kiến thức về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa".

+ Nêu lại đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tri thức ngữ văn

- Thể thơ tự do

- Thơ tự do là thể thơ không có quy định bắt buộc về số dòng trong bài, số chữ ở mỗi dòng, về vần, luật bằng trắc và nhịp điệu. Tất cả các yếu tố này đều có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích người viết. 

2. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Bằng Việt

- Vị trí: Là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ ông trong trẻo, mượt mà, cảm xúc tinh tế, giàu suy tư.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973), …

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.

- Cảm hứng chủ đạo và bố cục:

+ Cảm hứng chủ đạo: Tình cảm với người bà (tình cảm gia đình) đến tình yêu quê hương đất nước thông qua hình ảnh bếp lửa gắn bó với tuổi thơ nhân vật trữ tình.

+ Bố cục: 4 phần.

– Khổ đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.

– 3 khổ tiếp: những kỷ niệm ấu thơ,hình ảnh bà và bếp lửa.

– Khổ 5, 6: những suy nghĩ của tác giả về bà và cuộc đời bà.

– Khổ cuối: nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.

3. Đặc sắc nội dung

- Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa – nơi bắt đầu nỗi nhớ

* Dòng hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa.

Hình ảnh ẩn dụ "ấp iu nồng đượm":

+ Gợi đến bàn tay cần mẫn, khéo léo, chính xác của người nhóm lửa.

+ Gợi tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.

Một cách tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy dòng cảm xúc yêu thương mãnh liệt trong người cháu: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".

- Bộc lộ sự thấu hiểu đến tận cùng của sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

=> Hình ảnh "bếp lửa" đã khơi dậy trong lòng người cháu bao cảm xúc để những dòng hồi tưởng, kí ức đó ùa về khiến người cháu không khỏi xúc động.

- Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và kỉ niệm với bếp lửa

* Những kỉ niệm hồi lên 4 tuổi

- Đó là kỉ niệm tuổi thơ với những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

- Hình ảnh "đói mòn đói mỏi" và "khô rạc ngựa gầy" là những hình ảnh đậm chất hiện thực, đặc tả được sự xơ xác, tiều tụy của những con người trong cuộc mưu sinh.

- Khói bếp của bà chẳng làm no lòng cháu nhưng đã lưu giữ một kỉ niệm sống mãi không nguôi: mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại "sống mũi còn cay".

=>Những hình ảnh, những kỉ niệm bên bà, bên bếp lửa đã cho thấy một tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn và đầy ám ảnh của tác giả. Để rồi khi đã đi xa, ông không khỏi xúc động mỗi khi nghĩ về bà và những kỉ niệm bên bà.

* Những kỉ niệm hồi lên tám tuổi.

- Đó là những năm tháng cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà: "Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa".

- Gợi khoảng thời gian tám năm ròng cháu được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà

- Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.

- Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà.

- Những kỉ niệm thời bom đạn chiến tranh

Từ trong khói lửa của cuộc chiến tranh tàn khốc, người bà càng sáng lên nhiều phẩm chất đẹp.

+ Bà đã gồng mình, lặng lẽ gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác.

+ Bà không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho hậu phương mà còn là điểm tựa vững chắc cho tiền tuyến.

=> Bà đã góp phần làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam vốn giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

- Những suy ngẫm về bà và bếp lửa

Trong bài thơ, trên dưới mười lần tác giả nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương.

- Nỗi nhớ bà và bếp lửa

Nỗi nhớ bà và bếp lửa gợi lên một thực tại, người cháu năm xưa đã lớn khôn, trưởng thành, đã được chắp cánh bay xa, được làm quen với những chân trời rộng lớn.

4. Tổng kết

* Nội dung

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

* Nghệ thuật

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.

• Thể thơ tự do phù hợp cho việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

• Giọng điệu tâm tình tha thiết tự nhiên nhưng chân thành.

• Sự sáng tạo đặc biệt giữa hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang tính biểu tượng.

-------------------

………….Còn tiếp …………..

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt) dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt) Ngữ văn 9 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác