Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
- Luyện tập theo kiến thức tiếng việt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Năng lực đặc thù
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp; hoàn cảnh sử dụng.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập trước khi bước vào bài.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS tiến hành nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp có điểm gì khác nhau?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS của mỗi nhóm trình kết quả chuẩn bị.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là hai cách trình bày câu chuyện, diễn lời nói của người khác. Với cách dẫn trực tiếp, chúng ta giữ nguyên văn lời của người nói và thêm dấu ngoặc kép dầu và cuối câu. Với cách dẫn gián tiếp, chúng ta diễn đạt lại lời nói của người khác bằng lời của mình, thay đổi sao cho phù hợp nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các tác phẩm Văn học, tác giả không đơn giản chỉ kể lại câu chuyện mà còn tìm cách khiến câu chuyện trở nên sinh động và chân thực hơn. Một trong những cách khiến câu chuyện trở nên thú vị, chân thực hơn đó là tác giả dùng các câu dẫn trực tiếp và câu dẫn gián tiếp. Để hiểu hơn về điều này, hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại bài học cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
B. ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC BÀI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt - cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành nhắc lại kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm và tác dụng của cách dẫn trực tiếp. + Trình bày đặc điểm và tác dụng của cách dẫn gián tiếp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Trình bày đặc điểm và tác dụng cách dẫn trực tiếp. + Trình bày đặc điểm và tác dụng cách dẫn gián tiếp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| 1. Hiểu biết chung về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. a. Đặc điểm và tác dụng của cách dẫn trực tiếp. - Lời dẫn trực tiếp là cách nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Thông thường, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và giúp cho độc giả cảm thấy gần gũi hơn với nhân vật và được thấu hiểu sâu sắc hơn. - Trong truyện, các nhân vật thường nói chuyện với nhau bằng lời thoại và lời thoại được đánh dấu bằng cách sử dụng gạch đầu dòng ở đầu câu, đó chính là dẫn trực tiếp. - Việc sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời thoại là một trong những cách để làm cho truyện thêm sinh động và thu hút độc giả. b. Đặc điểm và tác dụng của cách dẫn gián tiếp - Lời dẫn gián tiếp là cách thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép; trong giao tiếp thông thường, khi kể chuyện bằng lời nói thì cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. - Việc sử dụng lời dẫn gián tiếp giúp cho câu chuyện trở nên trôi chảy hơn và giúp độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nhân vật. Ngoài ra, việc sử dụng lời dẫn gián tiếp cũng giúp cho người kể chuyện có thể điều chỉnh lại lời nói của nhân vật cho phù hợp với ngữ cảnh và mục đích của câu chuyện. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác