Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIẾN ĐỔI VÀ MỞ RỘNG CẤU TRÚC CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.
Luyện tập theo kiến thức tiếng việt biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.
2. Năng lực
Năng lực chung
Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Năng lực đặc thù
Hiểu được cách biến đổi và mở rộng câu nhằm mục đích nhất định.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9 tập 2, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đưa câu hỏi để HS suy ngẫm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Nối các ý cột A và cột B sao cho phù hợp.
A | B | |
1. Câu chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân | a. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà. | |
2. Câu đảo ngữ | b. Những cụm từ có cấu tạo giống câu đơn bình thường. | |
3. Khái niệm cụm C-V | c. Vì ốm, bạn Na phải nghỉ học. | |
4. Cụm C-V làm chủ ngữ | d. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa. | |
5. Khái niệm trạng ngữ | e. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.
- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.
- GV quan sát và gợi mở.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d, 5-e.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong tổ chức ngữ pháp tiếng Việt, câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất. Để đạt mục đích giao tiếp hiệu quả, người nói/ người viết phải vận dụng các cách như thêm thành phần phụ cho câu hay đảo vị trí các thành phần câu. Ở tiết học hôm trước, chúng ta đã được học các kiến thức liên quan tới mở rộng và biến đổi cấu trúc câu. Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố lại đơn vị kiến thức đó.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu (Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập).
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân. - GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập: + Biến đổi cấu trúc và mở rộng cấu trúc câu là gì? Nêu tác dụng và các cách để biến đổi và mở rộng cấu trúc câu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một vài học sinh trả lời. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nội dung mới.
| I. Lí thuyết Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu a, Khái niệm và tác dụng * Biến đổi cấu trúc câu - Khái niệm: Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc của câu. - Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn. b, Các cách + Thay đổi trật tự các thành phần trong câu. + Biến đổi câu chủ động thành câu bị động. *Mở rộng cấu trúc câu a, Khái niệm và tác dụng: - Khái niệm: mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu. - Tác dụng: Biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. b, Các cách: + Thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập như: thêm trạng ngữ, thêm hô ngữ, thêm tình thái ngữ, thêm thành phần chú thích cho câu. + Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ bằng cụm C-V. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác