Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 7: Quê hương (Tế Hanh)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 7: Quê hương (Tế Hanh) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
ÔN TẬP VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập những kiến thức về tác giả Tế Hanh và bài thơ "Quê hương".
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Quê hương". Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu các bài thơ khác.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Quê hương
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Trân trọng, tự hào có tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Yêu văn chương, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập.
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài thơ "Quê hương".
b. Nội dung: HS cùng nghe văn nghệ.
c. Sản phẩm: Cảm xúc của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mời một bạn có khiếu văn nghệ lên hát một bài hát liên quan tới chủ đề "quê hương" (Ví dụ bài hát "Quê hương", "Việt Nam quê hương tôi", "khúc hát sông quê",…).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ về một ca khúc liên quan đến quê hương.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
1-2 bạn lên thể hiện năng khiếu của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt vào bài: Quê hương hai tiếng gọi thiết tha làm sống dậy biết bao nhiêu cảm xúc trong tâm hồn mỗi người. Ai sinh ra cũng có quê hương đó là nơi nuôi ta lớn lên gắn bó với ta trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Quê hương nơi có cha mẹ, có nguồn cội mà đi đâu cũng muốn trở về. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại một lần nữa về vẻ đẹp miền quê của nhà thơ Tế Hanh thông qua tác phẩm Quê hương.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản "Quê hương".
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm, nội dung và nghệ thuật bài "Quê hương".
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại kiến thức về thể thơ 8 chữ. + Tổng hợp lại kiến thức về tác giả Tế Hanh và bài thơ "Quê hương". + Nêu lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tri thức ngữ văn - Thể thơ 8 chữ - Thơ 8 chữ là thể thơ trong đó mỗi dòng thơ có tám chữ (tiếng), ngắt nhịp đa dạng, gieo vần theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là vần chân. Bài thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài với số dòng không hạn định hoặc có thể được chia thành các khổ. 2. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả
+ Năm 1938, ông viết bài thơ đầu tiên: “Những ngày nghỉ học” khi đó mới 17 tuổi. + Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I. + Ông qua đời ngày 16/07/2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Lòng miền Nam (1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1962),…. b. Tác phẩm + Xuất xứ: Bài thơ được rút trong tập “Nghẹn ngào” (1939) và sau đó được in trong tập “Hoa niên” (1945). + Hoàn cảnh ra đời: "Quê hương" được viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. + Bố cục: 4 phần.Phần 1: Hai câu thơ đầu: Giới thiệu về làng chài. Phần 2: 6 câu thơ tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Phần 3: 8 câu thơ tiếp theo: Cảnh dân chài trở về. Phần 4: 4 câu thơ cuối: Nỗi nhớ da diết về làng chài. 3. Phân tích nội dung * Phần 1: Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả - “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới. - Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông. => Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển. Phần 2. Bức tranh lao động của làng chài a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng. - Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ” => Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. - Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển. - “Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương. - Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động. => Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài. => Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống. b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về - Không khí trở về: + Trên biển ồn ào + Dân làng tấp nập ⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá. ⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm. - Hình ảnh người dân chài: + “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài. - Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nhuộm vị nắng gió xa xăm. => Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. Phần 3. Nỗi nhớ quê hương da diết - Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: + Màu xanh của nước + Màu bạc của cá + Màu vôi của cánh buồm + Hình ảnh con thuyền + Mùi mặn mòi của biển ⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. ⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương. 4. Tổng kết * Nội dung + Bài thơ “Quê hương” tái hiện lại khung cảnh làng chài ven biển và cuộc sống lao động của người dân chài. + Bài thơ thể hiện những nét đẹp phẩm chất lao động cao quý: siêng năng, cần mẫn của người dân làng chài. Qua đó thể hiện sự trân trọng, nhớ nhung của tác giả. * Nghệ thuật + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm và miêu tả. + Sử dụng các động từ mạnh, tính từ có sức gợi. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu sức liên tưởng. + Giọng thơ da diết, trong trẻo. Thể thơ 8 chữ cùng cách ngắt nhịp, gieo vần đa dạng. |
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 7: Quê hương (Tế Hanh) dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 7: Quê hương (Tế Hanh) Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác