Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 8: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ bài 8: Ôn tập thực hành tiếng Việt giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN VÀ CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về câu rút gọn và câu đặc biệt.
Luyện tập theo kiến thức tiếng việt câu rút gọn và câu đặc biệt.
2. Năng lực
Năng lực chung
Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Năng lực đặc thù
Hiểu được cấu tạo của câu rút gọn và câu đặc biệt.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đưa câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 2 HS lên bảng. GV giao nhiệm vụ:
Trong vòng 3 phút bạn nào tự đặt câu đặc biệt và câu rút gọn nhiều nhất, đúng nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.
- GV mời 1-2 HS lên bảng.
- GV quan sát và chấm điểm bản nào thắng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở:
Ví dụ:
Câu đặc biệt | Câu rút gọn |
Ôi, em Nam! | Học ăn, học nói, học gói, học mở. |
Một đêm mùa hè. | Chị Na khóc. Rồi chị Quỳnh. Rồi Tôi. |
Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. | Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
Một con chuột. | Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà. |
Chị Na ơi! | - Con đã ăn cơm chưa? - Chưa |
- GV dẫn dắt vào bài:
Ngữ pháp tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Chúng ta đã được học các loại câu như: Câu đơn, câu ghép, câu phức. Và buổi học hôm trước chúng ta được học thêm 2 loại câu đó là câu rút gọn và câu đặc biệt. Đó là 2 loại câu thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố đơn vị kiến thức tiếng Việt này.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt – Câu rút gọn và câu đặc biệt (Khái niệm, tác dụng, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập).
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức câu rút gọn và câu đặc biệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs thực hiện cặp đôi. - GV hướng dẫn học sinh cặp đôi, dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập: + Thế nào là câu rút gọn? Nêu tác dụng. + Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS phát biểu. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nội dung mới.
| I. Lí thuyết Câu rút gọn và câu đặc biệt - Khái niệm và đặc điểm + Câu rút gọn là câu đã lược bỏ một hoặc một số thành phần không thể vắng mặt trong bối cảnh giao tiếp bình thường như chủ ngữ, vị ngữ hay các thành phần phụ bắt buộc của cụm từ. + Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước chặt chẽ hơn. + Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. + Tác dụng: Câu đặc biệt thường được dùng để xác định bối cảnh (thời gian, nơi chốn, tình huống,…), sự có mặt của người, vật, hiện tượng; gọi đáp; biểu lộ cảm xúc hoặc sự đánh giá.
|
-------------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án bài 8: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 8: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác