Dạng bài tập Xác định các đại lượng thông qua đồ thị độ dịch chuyển - thời gian và xác định độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Dạng 2: Xác định các đại lượng thông qua đồ thị độ dịch chuyển - thời gian và xác định độ dịch chuyển tổng hợp và gia tốc tổng hợp

Bài tập 1: Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Người ở A đi trước người ở B 0,5 h. Sau khi người ở B đi được 1 h thì hai người gặp nhau. Biết hai người đi nhanh như nhau.

a) Tính vận tốc của hai người.
b) Viết phương trình chuyển động của hai người.
c) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian cho chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục toạ độ.
d) Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau.

Bài tập 2: Hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật.

a) Vật nào chuyển động thẳng đều, vật nào chuyển động không đều?
b) Tính vận tốc của vật (I) và (II).
c) Lập phương trình chuyển động của vật (I) và (II).
d) Xác định vị trí và thời điểm vật (I) gặp vật (II).

Hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật.

Bài tập 3: Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 40 km. Nếu chúng đi ngược chiều thì sau 24 min sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2 h sẽ gặp nhau. Tính vận tốc mỗi xe.


Bài tập 1:

Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc người ở A xuất phát.

Vì hai người đi nhanh như nhau nên vận tốc chuyển động của hai người có độ lớn bằng nhau: $|v_{1}+v_{2}|$

Theo bài ra, khi hai người gặp nhau thì người xuất phát từ B đi được 1 h và người xuất phát từ A đi được 1,5 h.

Ta có: s1+s2=s⇔1,5v+v=10⇒v=4km/h 

a) Vì chọn chiều dương từ A đến B nên

+ vận tốc của người xuất phát từ A là v1 = 4 km/h,

+ vận tốc của người xuất phát từ B là v2 = - 4 km/h.

b) Phương trình chuyển động của người xuất phát từ A: dA = 4t (km).

Phương trình chuyển động của người xuất phát từ B:

dB=10−4.(t−0,5)(km).

c) Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của hai chuyển động.

Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Người ở A đi trước người ở B 0,5 h. Sau khi người ở B đi được 1 h thì hai người gặp nhau. Biết hai người đi nhanh như nhau.

d) Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ A đi được 1,5 h tại vị trí cách A một khoảng là

dA = 4.1,5 = 6 km.

Bài tập 2:

a) (I) và (II) chuyển động thẳng đều vì có đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường thẳng.

(III) là chuyển động thẳng không đều vì đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường cong.

b) Vận tốc = độ dốc của đồ thị

Vật 1: $v_{(I)}=\frac{40-0}{4-0}=\frac{40}{4}=10 m/s$

Vật 2: $v_{(II)}=\frac{0-40}{8-0}=\frac{-40}{8}=-5 m/s$

c) Phương trình chuyển động của các vật có dạng: $d=d_{0}+v(t-t_{0})$

Vật 1: $d_{(I)}=0+10(t-0)=10t (km)$

Vật 2: $d_{(II)}=40-5(t-0)=40-5t (km)$

d) Vật (I) và (II) gặp nhau:

$d_{(I)}=d_{(II)}\Leftrightarrow 10t=40-5t\Leftrightarrow t=2,6s \Rightarrow d_{(I)}=d_{(II)}=10.26,7 km$

Vị trí gặp nhau cách điểm khởi hành của (I) là 26,7 km tại thời điểm 2,67 s.

Bài tập 3:

Đổi 24 min = 0,4 giờ.

Gọi v1,3 là vận tốc của xe A so với đường.

v1,2 là vận tốc của xe A so với xe B.

v2,3 là vận tốc của xe B so với đường.

Khi đi ngược chiều: $v_{1,3}=v_{1,2}-v_{2,3}\Rightarrow v_{1,2}=v_{1,3}+v_{2,3}$

Do đó: $v_{1,2}=\frac{40}{0,4}= 100 km/h \Rightarrow v_{1,3}+v_{2,3}=100 km/h$ (1)

Khi đi cùng chiều: $v_{1,3}=v'_{1,2}+v_{2,3} \Rightarrow v'_{1,2}=v_{1,3}-v_{2,3}$

Do đó: $v'_{1,2}=\frac{40}{2}= 20 km/h \Rightarrow v_{1,3}-v_{2,3}=20 km/h$ (2)

Từ (1) và (2) tính được:

$v_{1,3}=60 km/h$ và $v_{2,3}=40 km/h$.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác