Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Cùng) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Cùng) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phạm Cao Củng được biết đến chủ yếu với vai trò là:

  • A. Một nhà văn viết về đề tài lịch sử.
  • B. Một nhà văn trinh thám.
  • C. Một nhà văn viết truyện võ hiệp.
  • D. Một nhà văn viết truyện thiếu nhi.

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Phạm Cao Củng?

  • A. Vết tay trên trần.
  • B. Kho tàng họ Đặng.
  • C. Sóng thần.
  • D. Chiếc tất nhuộm bùn.

Câu 3: Phạm Cao Củng sinh ra và lớn lên ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Hải Dương.
  • C. Huế.
  • D. Sài Gòn.

Câu 4: Mục tiêu chính của Kỳ Phát và con cháu họ Đặng khi tham gia vào cuộc phiêu lưu tìm kho báu là gì?

  • A. Khám phá những bí ẩn lịch sử của gia tộc.
  • B. Tìm kiếm kho báu gia tộc được giấu kín.
  • C. Thực hiện di nguyện của ông tổ họ Đặng.
  • D. Tìm kiếm những cổ vật quý hiếm để bán.

Câu 5: Đâu không là manh mối quan trọng nhất giúp Kỳ Phát và ba anh em họ Đặng giải mã vị trí kho báu?

  • A. Những câu thơ Nôm khắc trên đáy đĩa gốm cổ.
  • B. Dấu triện của một cố đạo trên đáy đĩa.
  • C. Thứ tự sắp xếp của các ngành họ Đặng.
  • D. Xuất thân của Kỳ Phát và ba anh em họ Đặng.

Câu 6: Phương pháp giải mã những câu thơ trên đĩa gốm của Kỳ Phát là gì?

  • A. Dựa vào âm điệu và vần điệu của thơ.
  • B. Ghép các câu thơ theo thứ tự của các chiếc đĩa.
  • C. Tìm kiếm những từ khóa liên quan đến địa lý.
  • D. Sử dụng các phần mềm giải mã hiện đại.

Câu 7: Vì sao Kỳ Phát phải đột nhập vào nhà của Đặng Bá Vy?

  • A. Để tìm hiểu về cuộc sống của một nhánh họ Đặng khác.
  • B. Để tìm lại chiếc đĩa gốm bị mất.
  • C. Để chứng minh khả năng phá án của mình.
  • D. Để gây áp lực lên Đặng Bá Vy.

Câu 8: Vai trò của cố đạo trong việc tìm kiếm kho báu là gì?

  • A. Là người trực tiếp giấu kho báu.
  • B. Là người bàu cho ông tổ họ Đặng cách vẽ bản đồ.
  • C. Là người bảo vệ kho báu.
  • D. Là người duy nhất biết mật mã mở kho báu.

Câu 9: Mục tiêu chính của Kỳ Phát và ba trưởng ngành nhà họ Đặng khi đến khu mộ cổ là gì?

  • A. Khám phá về lịch sử của khu mộ cổ.
  • B. Tìm kiếm những cổ vật quý hiếm.
  • C. Tìm kiếm kho báu gia tộc dựa trên những manh mối từ bài thơ thất ngôn bát cú.
  • D. Giải mã bí ẩn về ông tổ họ Đặng.

Câu 10: Manh mối quan trọng nhất giúp nhóm tìm thấy kho báu là gì?

  • A. Bản đồ kho báu được giấu kín.
  • B. Bài thơ thất ngôn bát cú khắc trên đáy đĩa cổ.
  • C. Những dấu hiệu bí ẩn trong khu mộ cổ.
  • D. Sự giúp đỡ của người dân địa phương.

Câu 11: Tại sao Kỳ Phát cần phải hiểu đúng ý nghĩa của câu thơ “Tây một trăm giây, thẳng một dây?

  • A. Để biết rõ địa điểm của kho báu.
  • B. Để xác định thời gian cần di chuyển đến vị trí mới.
  • C. Để biết được hướng đi và thời gian di chuyển đến nơi có kho báu.

Câu 12: Kỳ Phát dựa vào điều gì để hiểu rằng “một trăm giây” trong câu thơ có nghĩa là một trăm giây đồng hồ?

  • A .Từ việc tra cứu ông tổ họ Đặng và vai trò của viên cố đạo người Tây Phương.
  • B. Từ việc quan sát bốn chiếc đĩa cổ.
  • C. Từ việc xem xét cách bố trí kho báu trên bản đồ.
  • D. Từ việc đọc lại bản đồ kho báu.

Câu 13: Mác-cô Pô-lô có vai trò gì trong việc cất giấu kho báu của Đinh Củng Viên?

  • A. Là người cất giấu kho báu cùng Đinh Củng Viên.
  • B. Là người đã thiết kế bản đồ chỉ dẫn và khắc tên mình trên đĩa.
  • C. Là người đã tìm thấy kho báu.
  • D. Là người đã cung cấp thông tin về kho báu cho Đinh Củng Viên.

Câu 14: Kỹ năng điều tra vượt trội của Kỳ Phát được thể hiện rõ nhất qua hành động nào sau đây?

  • A. Liên hệ được thông tin bí ẩn trong câu thơ với quá trình viên cố đạo người Tây giúp ông tổ họ Đặng tìm ra kho báu.
  • B. Quan sát địa thế của cây ở khu mộ cổ để xác định được hai bên tả – hữu từ cành cây đâm ra hai hướng đông – tây như lời bài thơ đã báo.
  • C. Sử dụng các dụng cụ một cách thông minh, hiệu quả trong quá trình điều tra (dùng dây quả dọi để xác định hướng đi đến đường hầm vào kho báu).
  • D. Quan sát vết chân trên đường hầm dẫn xuống kho báu để đưa ra phán đoán chính xác về việc Đặng Bá Vy và tên Nghé đã vào hầm mộ từ trước.

Câu 15: Đặc điểm nổi bật nào sau đây không phải là bằng chứng cho thấy Kỳ Phát có khả năng quan sát tinh tường?

  • A. Quan sát địa hình, các chi tiết không gian, thời gian quanh khu mộ cổ của gia tộc họ Đặng để liên kết với nội dung bài thơ luật Đường.
  • B. Quan sát vết chân trên đường hầm dẫn xuống kho báu.
  • C. Điều tra được thông tin liên quan đến bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại.
  • D. Quan sát địa thế của cây ở khu mộ cổ để xác định được hai bên tả – hữu từ cành cây đâm ra hai hướng đông – tây.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây ĐÚNG về nhân vật Kỳ Phát?

  • A. Kỳ Phát là một nhân vật may mắn khi tình cờ tìm ra kho báu.
  • B. Kỳ Phát là một nhân vật có kiến thức sâu rộng về lịch sử và văn hóa.
  • C. Kỳ Phát là một thám tử tài ba với khả năng quan sát, suy luận và giải quyết vấn đề xuất sắc.
  • D. Kỳ Phát là một nhân vật cô độc và ít giao tiếp với người khác.

Câu 17: Sau khi đọc xong văn bản Ngôi mộ cổm, em có thể suy ra Kỳ Phát là một người như thế nào?

  • A. Cẩu thả, thiếu kiên nhẫn.
  • B. Thông minh, nhạy bén, tỉ mỉ.
  • C. Lười biếng, không thích hoạt động.
  • D. Ngạo mạn, tự cao tự đại

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác