Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôn ngữ phát triển nhanh nhất ở phương diện nào?

  • A. Ngữ pháp.
  • B. Ngữ âm.
  • C. Từ vựng.
  • D. Chính tả.

Câu 2: Sự phát triển từ vựng thường diễn ra theo mấy cách chính?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 3: Đâu không phải là cách phát triển của từ vựng?

  • A. Xuất hiện từ ngữ mới.
  • B. Xuất hiện nghĩa mới.
  • C. Biến đổi cấu trúc ngữ pháp.
  • D. Vay mượn từ ngữ nước ngoài.

Câu 4: Từ nào sau đây là ví dụ về từ ngữ mới xuất hiện để biểu đạt sự vật, hiện tượng mới?

  • A. Cây cối.
  • B. Truyền hình số.
  • C. Mặt trời.
  • D. Gia đình.

Câu 5: Từ ngữ mới thường được tạo ra bằng mấy cách chính?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 6: Đâu là một cách tạo từ ngữ mới?

  • A. Thay đổi trật tự từ.
  • B. Thêm dấu câu vào từ.
  • C. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ.
  • D. Thay đổi cách phát âm.

Câu 7: "Trí tuệ nhân tạo" là ví dụ cho cách tạo từ ngữ mới nào?

  • A. Vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
  • B. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc đã có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ.
  • C. Chuyển nghĩa.
  • D. Tạo từ viết tắt.

Câu 8: Từ nào sau đây là ví dụ về việc vay mượn từ ngữ nước ngoài?

  • A. Lớp học ảo.
  • B. Điện thoại thông minh.
  • C. Internet.
  • D. Truyền hình số.

Câu 9: Những nghĩa mới thường được tạo ra nhờ phương thức nào?

  • A. Thay đổi cấu trúc câu.
  • B. Chuyển nghĩa.
  • C. Thêm tiền tố hoặc hậu tố.
  • D. Đảo ngược thứ tự từ.

Câu 10: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A. Buồn trông.
  • B. Chân mây.
  • C. Nội cỏ.
  • D. Rầu rầu.

Câu 11: Trong các dòng sau, dòng nào có từ “Ngân hàng” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?

  • A. Ngân hàng máu; ngân hàng đề thi.
  • B. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
  • C. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu 12: Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?

  • A. Tiếng Pháp.
  • B. Tiếng La-tinh.
  • C. Tiếng Anh.
  • D. Tiếng Hán.

Câu 13: Sự xuất hiện của từ "AIDS" trong tiếng Việt là ví dụ cho hiện tượng nào?

  • A. Tạo từ mới từ chất liệu có sẵn
  • B. Vay mượn từ ngữ nước ngoài
  • C. Chuyển nghĩa
  • D. Tạo từ ghép

Câu 14: Từ “Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
  • B. Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng /Thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về.
  • C. Thuyền nan một chiếc ở đời/ Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
  • D. Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày xa cách nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Câu 15: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là:

  • A. So sánh và nhân hóa.
  • B. So sánh và hoán dụ.
  • C. So sánh và ẩn dụ.
  • D. Ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 16: Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên?

  • A. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập.
  • B. Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau.
  • C. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
  • D. Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác