Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 3 Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) (P2)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Văn bản Mắc mưu Thị Hến của tác giả nào? 

  • A. Bùi Văn Nguyên 
  • B. Đỗ Bình Trị 
  • C. Ngô Sĩ Liên 
  • D. Dân gian 

Câu 2: Văn bản Mắc mưu Thị Hến thuộc thể loại nào? 

  • A. Tuồng bi 
  • B. Tuồng hiện đại 
  • C. Tuồng hài 
  • D. Tuồng cung đình 

Câu 3: Văn bản Mắc mưu Thị Hến trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Vở chèo Kim Nham.
  • B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.
  • C. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
  • D. Vở tuồng Lưu Bình Dương Lễ.

Câu 4: Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về thể loại tuồng:

Tuồng là thể loại văn học (...) mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của (...) giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất (...) là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.

  • A. viết/ múa/ lăng mạn.
  • B. dân gian/ con người/ bi hùng.
  • C. dân gian/ sân khấu/ sân đình.
  • D. quạt/ loài người/ lăng mạn.

Câu 5: Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến xuất hiện vào thời điểm nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX.
  • B. Đầu thế kỉ XX.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 6: Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích đoạn Mắc mưu Thị Hến? 

  • A. Thị Hến 
  • B. Đề Hầu 
  • C. Trùm Sò 
  • D, Huyện Trìa 

Câu 7: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn tuồng Mắc mưu Thị Hến:

Sau khi giúp đỡ (...) thoát tội tàng trữ của gian ở công đường, cả thầy đề và quan huyện đều cùng muốn (...) với thị. Lũ háo sắc ấy (còn có thêm Nghêu - một thầy tu (...)) đã rơi vào bẫy của Thị Hến khi cùng giáp mặt nhau tại nhà chị ta. Cả ba phải một phen (...).

  • A. Trùm Sò/ đi chơi/ đắc đạo/ hú vía.
  • B. Nghêu/ đi chơi/ đắc đạo/ hết hồn.
  • C. Thị Hến/ hẹn hò/ phá giới/ bẽ mặt.
  • D. Thị Hến/ hẹn hò/ đắc đạo/ hú vía.

Câu 8: Nhân vật chính diện trong tuồng thường mang đặc điểm gì?

  • A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng.
  • B. Gian xảo, láo liên, uốn éo.
  • C. Hiền lành, nhân hậu, tốt bụng.
  • D. Thông minh, sáng sủa, thư sinh.

Câu 9: Điệu hát “nói lối” trong tuồng được hiểu là gì?

  • A. Nói lái.
  • B. Nói khoa trương.
  • C. Nói nhiều.
  • D. Nói một lúc rồi hát.

Câu 10: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Mắc mưu Thị Hến?

  • A, Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.
  • B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.
  • C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.
  • D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.

Câu 11: Trích đoạn Mắc mưu Thị Hến diễn ra vào khoảng thời gian và không gian nào?

  • A. Sáng sớm tại huyện đường.
  • B. Buổi trưa tại chùa.
  • C. Chiều tà tại sân đình.
  • D. Đêm tối tại nhà của Thị Hến.

Câu 12: Hoàn thiện nhận xét phù hợp cho bối cảnh của trích đoạn tuồng Mắc mưu Thị Hến.

Khoảng thời gian (...), không phải khoảng thời gian (...) thông thường, tại một không gian (...).

  • A. rất sớm/ gặp gỡ/ hẹp và đông người.
  • B. phù hợp/ hẹn hò/ rộng.
  • C. hợp lí/ gặp gỡ/ rộng và đông người.
  • D. rất muộn/ gặp gỡ/ hẹp và ít người.

Câu 13: Trích đoạn tuồng Mắc mưu Thị Hến có tình huống là gì?

  • A. Thị Hến bị giải lên công đường.
  • B. Huyện Trìa xấu hổ, bắt tất cả ra về.
  • C. Thị Hến hẹn cả ba người đang muốn tán tỉnh mình đến nhà cùng một lúc.
  • D. Thị Hến mua đồ của Ngao và Ốc.

Câu 14: Lời nói “Này! Này! Mở cửa mình vào với!" là lời của nhân vật nào trong trích đoạn Mắc mưu Thị Hến?

  • A. Nghêu.
  • B. Trùm Sò.
  • C. Đề Hầu.
  • D. Huyện Trìa.

Câu 15: Khi được Thị Hến hỏi về hình phạt cho người đi tu phá giới, Đề Hầu đã phản ứng thế nào?

  • A. Đề Hầu khẳng định cương quyết: trảm quyết.
  • B. Đề Hầu trả lời: Có phá giới đánh đòn phát lạc!
  • C. Đề Hầu luận tội: đánh mười trượng.
  • D. Đề Hầu bênh vực, cho rằng người đi tu cũng bình đẳng như bao người khác.

Câu 16: Mưu kế của Thị Hến trong trích đoạn Mắc mưu Thị Hến là gì?

  • A. Hẹn cả ba gã đàn ông đến nhưng không ra gặp mặt.
  • B. Hẹn ba gã đàn ông trăng hoa đến nhà rồi báo lên vua để vua bắt giam chúng.
  • C. Tán tỉnh Huyện Trìa để hắn xử lí hai gã còn lại.
  • D. Hẹn và dẫn dắt để cả ba gã đàn ông đến nhà cùng một lúc rồi phải gặp nhau trong nhục nhã, ê chà.

Câu 17: Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với các nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến?

  • A. Căm hận đến xương tủy.
  • B. Lên án nhẹ nhàng.
  • C. Phê phán, tố cáo.
  • D. Ngợi ca, bảo vệ.

Câu 18: Dòng nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của trích đoạn Mắc mưu Thị Hến?

  • A. Ca ngợi người phụ nữ tài sắc, thông minh, khôn khéo và sắc sảo, biết cách giữ gìn tiết hạnh của mình.
  • B. Phơi bày những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
  • C. Lên án, phê phán cơ hội, quen thói cửa quyền, sống trong dục vọng tầm thường, làm những việc trái với luân thường đạo lý.
  • D. Phê phán, lên án mạnh mẽ sự tàn bạo, đàn áp và chèn ép những người dân vô tội, khiến cho bao người phải đổ máu của bọn quan lại xưa.

Câu 19: Trong văn bản Mặc mưu Thị Hến, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với nhân vật Thị Hến?

  • A. Căm hận đến xương tủy.
  • B. Lên án nhẹ nhàng.
  • C. Phê phán, tố cáo.
  • D. Thông cảm, bảo vệ.

Câu 20: Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là diện mạo bức tranh của nước ta trong thời buổi?

  • A. Làng quê phong kiến suy tàn.
  • B. Chiến tranh loạn lạc.
  • C. Thành thị đầy cám dỗ.
  • D. Hòa bình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác