Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối Ôn tập chương 6: Đại cương kim loại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức Ôn tập chương 6: Đại cương kim loại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau: 

(1) 1s22s22p63s2                         (2) 1s22s22p1                             (3) 1s22s22p63s23p63d64s2         

(4) 1s22s22p5                             (5) 1s22s22p63s23p64s    (6) 1s2

Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

  • A. 2.                      
  • B. 3.                       
  • C. 4.                       
  • D. 5.

Câu 2: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối chloride

  • A. Fe.          
  • B. Ag.          
  • C. Zn.          
  • D. Cu. 

Câu 3: Dãy các kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối?

  • A. Cu, Al, Mg.       
  • B. Fe, Cu, Mg.       
  • C. Al, Mg, Zn.       
  • D. Fe, Al, Na.

Câu 4: Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sulfate trung hòa và V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là

  • A. 0,7437.   
  • B. 0,8677.    
  • C. 0,9916.
  • D. 1,2395.

Câu 5: Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,309875 lít H2 (đkc). Kim loại đó là

  • A. Ca.          
  • B. Ba. 
  • C. Sr. 
  • D. Mg.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 24,375.   
  • B. 19,05.      
  • C. 12,70.      
  • D. 16,25.

Câu 7: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? 

  • A. Cu.
  • B. Na.          
  • C. Ca. 
  • D. Mg. 

Câu 8: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.            
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                 
  • D. thủy luyện.

Câu 9: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

  • A. Cu, Fe, Al, Mg.           
  • B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
  • C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.             
  • D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 10: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

  • A. Al và Mg.         
  • B. Na và Fe. 
  • C. Cu và Ag.          
  • D. Mg và Zn.

Câu 11: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

  • A. Ca.          
  • B. K.  
  • C. Cu.          
  • D. Ba.

Câu 12: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 

  • A. Mg.         
  • B. Fe.           
  • C. Na.          
  • D. Al. 

Câu 13: Ở nhiệt độ cao, H2 khử được oxide nào sau đây?

  • A. K2O.       
  • B. CaO.        
  • C. Na2O.      
  • D. FeO.

Câu 14: Oxide kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là

  • A. Al2O3.     
  • B. CuO.       
  • C. K2O.        
  • D. MgO.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây thu được kim loại sodium

  • A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.      
  • B. nhiệt phân NaHCO3.
  • C. điện phân nóng chảy NaCl.             
  • D. điện phân dung dịch NaCl. 

Câu 16: Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol  Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

  • A. 81%  Al và 19% Ni
  • B. 82% Al và 18% Ni
  • C. 83% Al và 17% Ni
  • D. 84% Al và 16% Ni.

Câu 17: Cho các hợp kim sau: Cu - Fe (I), Zn - Fe (II), Fe - C (III), Sn - Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

  • A. I, II và IV
  • B. I, II và III
  • C. I, III và IV
  • D. II, III và IV

Câu 18: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

  • A. Al2O3, Zn, Fe, Cu.                
  • B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.
  • C. Al, Zn, Fe, Cu.            
  • D. Cu, Al, ZnO, Fe.

Câu 19: Trong dãy các kim loại sau: Ba, Ca, K, Li, Sr, Mg, Ag, Au, Cr. Số kim loại có cấu trúc lập phương tâm mặt là:

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4

Câu 20: Trong dãy các kim loại sau: Be, Mg, Cu, Zn, Ni, Co. Số kim loại có cấu trúc lục phương là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 21: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

  • A. Bột sắt.   
  • B. Bột lưu huỳnh.  
  • C. Bột than.           
  • D. Nước.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 6,1975 lít (ở đkc). Kim loại M là

  • A. Mg.         
  • B. Ca. 
  • C. Be. 
  • D. Cu.

Câu 23: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 9,8.        
  • B. 9,4.          
  • C. 13,0.        
  • D. 10,3.

Câu 24: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • A. Fe, Cu, Ag.       
  • B. Mg, Zn, Cu.      
  • C. Al, Fe, Cr.         
  • D. Ba, Ag, Au.

Câu 25: Khí nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

  • A. O2.
  • B. CO2.
  • C. H2O.
  • D. N2.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác