Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 23: Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 23: Ôn tập chương 6 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

  • A. Ag.         
  • B. Zn. 
  • C. Al. 
  • D. Fe.

Câu 2: Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

  • A. 4.  
  • B. 3.   
  • C. 6.   
  • D. 5.

Câu 3:  Mạng tinh thể nào sau đây không phải là mạng tinh thể kim loại?

  • A. Lập phương tâm khối
  • B. Lục phương
  • C. Tứ diện đều
  • D. Phân tử

Câu 4: Trong mạng tinh thể kim loại, các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết

  • A. ion.
  • B. cộng hoá trị.
  • C. kim loại.
  • D. hydrogen.

Câu 5: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4   → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2

Tỉ lệ a: b là

  • A. 1: 3.        
  • B. 1: 2.        
  • C. 2: 3.        
  • D. 2: 9.

Câu 6: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • A. Fe, Cu, Ag.        
  • B. Mg, Zn, Cu.       
  • C. Al, Fe, Cr.         
  • D. Ba, Ag, Au.

Câu 7: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

  • A. Al2O3, Zn, Fe, Cu.                 
  • B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.
  • C. Al, Zn, Fe, Cu.            
  • D. Cu, Al, ZnO, Fe.

Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).

(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).

(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

  • A. 5.  
  • B. 3.   
  • C. 2.   
  • D. 4.

Câu 9: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học:

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: X là kim loại cứng nhất, có thể cắt được thủy tinh. X là

  • A. Fe.
  • B. W. 
  • C. Cu. 
  • D. Cr.

Câu 11: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

  • A. Al. 
  • B. Cu. 
  • C. Hg. 
  • D. Ag.

Câu 12: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường? 

  • A. Cu. 
  • B. Fe. 
  • C. Na. 
  • D. Al.

Câu 13: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong acid sunfuric đặc, nguội?

  • A. Cu. 
  • B. Al. 
  • C. Ag. 
  • D. Mg.

Câu 14: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, sản phẩm thu được ở cực dương là:

  • A. Na.
  • B. Cl2.
  • C. H2.
  • D. NaOH.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá ?

  • A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.
  • B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội,
  • C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2.
  • D. Na cháy trong không khí ẩm.

Câu 16: Sắt có cấu trúc mạng lập phương tâm khối với độ dài cạnh ô cơ bản là 2,86 Å. Khối lượng riêng của sắt bằng bao nhiêu, biết rằng khối lượng nguyên tử của sắt là 55,85 amu?

  • A. 7,87 g/cm3
  • B. 1,85 g/cm3
  • C. 8,21 g/cm3
  • D. 8,39 g/cm3

Câu 17: Cho 8,6765 lít hỗn hợp khí X (đkc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

  • A. 75,68%.   
  • B. 24,32%.   
  • C. 51,35%.   
  • D. 48,65%.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với Odư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với H2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp là

  • A. 26,5g
  • B. 40,2g
  • C. 20,1g
  • D. 44,1g

Câu 19: Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 991,6 ml khí H2 (đkc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

  • A. 27,9%  Zn và 72,1% Fe
  • B. 26,9%  Zn và 73,1% Fe
  • C. 25,9% Zn và 74,1% Fe
  • D. 24,9% Zn và 75,1% Fe

Câu 20: Cho một mẫu hợp kim K-Na tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,7185 lít H2 (đkc). Thể tích dung dịch acid HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là

  • A. 150 ml
  • B. 75 ml
  • C. 60 ml
  • D. 30 ml

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác