Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 4: Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 4: Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
  • B. Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
  • C. Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất không thể thủy phân được.
  • D. Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccharide.

Câu 2: Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide?

  • A. Cellulose.             
  • B. Fructose.
  • C. Saccharose.             
  • D. Glucose.

Câu 3: Carbohydrate nào có nhiều trong mật ong?

  • A. Glucose.             
  • B. Tinh bột.
  • C. Fructose.             
  • D. Chất béo.

Câu 4: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

  • A. Tinh bột.
  • B. Giấm ăn.
  • C. Fructose.             
  • D. Glucose.

Câu 5: Chất nào không bị thủy phân?

  • A. Amylose.             
  • B. Glucose.
  • C. Saccharose.             
  • D. Cellulose.

Câu 6: Carbohydrate X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid và X làm mất màu dung dịch bromine. Vậy X là

  • A. Fructose.             
  • B. Tinh bột.
  • C. Glucose.             
  • D. Saccharose.

Câu 7: Mô tả nào dưới đây không đúng về glucose?

  • A. Chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.
  • B. Là hợp chất tạp chức.
  • C. Còn có tên gọi là đường mật ong.
  • D. Có 0,1% về khối lượng trong máu người.

Câu 8: Cho dãy các chất gồm tinh bột, cellulose, glucose, fructose, saccharose. Số chất trong dãy thuộc loại polysaccharide là

  • A. 2.             
  • B. 5.
  • C. 4.             
  • D. 3.

Câu 9: Glucose không phản ứng với 

  • A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
  • B. H2 (xúc tác Ni, to).
  • C. CH3CHO.
  • D. dung dịch AgNO3/NH3, to.

Câu 10: Chất béo rắn thường chứa 

  • A. gốc acid béo không no.                                       
  • B. gốc acid béo no.                    
  • C. gốc muối no.               
  • D. gốc muối không no.

Câu 11: Dầu mỡ bị ôi do

  • A. các gốc base béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.                           
  • B. các gốc acid béo no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.                   
  • C. các gốc acid béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.                                      
  • D. các gốc base béo no bị oxi hóa chậm bởi oxygen.

Câu 12: Omega-3 có trong

  • A. mỡ cừu.                      
  • B. mỡ lợn.              
  • C. dầu mè.                                 
  • D. dầu cá biển.

Câu 13: Hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo và các chất phụ gia được gọi là

  • A. xà phòng.                                        
  • B. chất giặt rửa tổng hợp.          
  • C. lipid.                                      
  • D. base.

Câu 14: Cách nào có thể sản xuất xà phòng mà không sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp?

  • A. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.                                     
  • B. Sản xuất từ dầu mỏ.
  • C. Thủy phân chất béo trong môi trường acid.                                      
  • D. Oxi hóa chậm chất béo trong oxygen.

Câu 15: So với xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp

  • A. khó hòa tan trong nước.                  
  • B. khó phân hủy sinh học.         
  • C. không sử dụng được trong môi trường acid.                 
  • D. không sử dụng được khi dùng nước cứng.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

  • A. 0,20.     
  • B. 0,15.   
  • C. 0,30.     
  • D. 0,18.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglyceride X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

  • A. 53,16.
  • B. 57,12.
  • C. 60,36.
  • D. 54,84.

Câu 18: Loại liên kết tạo sự khác biệt giữa nhiệt độ sôi của ester với nhiệt độ sôi của alcohol là 

  • A. liên kết hydrogen.
  • B. liên kết oxygen.
  • C. liên kết kim loại.
  • D. liên kết cộng hóa trị.

Câu 19: Thuỷ phân hoàn toàn 3,7 gam chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong 100 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,4 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là

  • A. HCOOC2H5.     
  • B. HCOOC3H7.
  • C. CH3COOCH3.    
  • D. CH3COOC2H5.

Câu 20: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glycerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

  • A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
  • B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
  • C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
  • D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác