Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là

  • A. Fe và dung dịch CuCl2.          
  • B. Fe và dung dịch FeCl3.
  • C. dung dịch FeClvà dung dịch CuCl2
  • D. Cu và dung dịch FeCl3.

Câu 2: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

  • A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.     
  • B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
  • C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.     
  • D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 3: Thế điện cực tiêu chuẩn của một điện cực được ký hiệu là gì?

  • A. E
  • B. Eo
  • C. φ
  • D. pH

Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al? 

  • A. Fe.          
  • B. Cu.          
  • C. Mg.         
  • D. Ag. 

Câu 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiệu điện thế điện hóa?

  • A. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào dung dịch sulfuric acid.
  • B. Ngâm 2 thanh nhôm vào dung dịch sulfuric acid.
  • C. Ngâm một thanh nhựa và một thanh thủy tinh vào dung dịch sulfuric acid.
  • D. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào nước nguyên chất.

Câu 6: Hiệu điện thế điện hóa là hiệu điện thế

  • A. Giữa hai điểm trong điện trường
  • B. Giữa hai điểm trong điện trường đều
  • C. Giữa hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được ngâm vào dung dịch điện phân
  • D. Giữa hai bản của tụ điện

Câu 7:  Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn-Cu thì

  • A. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng 
  • B. khối lượng của điện cực Cu giảm
  • C. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng 
  • D. khối lượng của điện cực Zn tăng

Câu 8:  Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

  • A. 6.  
  • B. 4.   
  • C. 3.   
  • D. 5.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.        
  • B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.
  • C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.         
  • D. Kim loại cứng nhất là Cr.

Câu 10: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? 

  • A. Al3+        
  • B. Mg2+.       
  • C. Ag +.        
  • D. Na+.

Câu 11: Biết E0Ag+/Ag = + 0,8V, E0Fe3+/Fe2+ =0,77V. Vậy nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ion Fe3+ oxi hoá được Ag.
  • B. Ion Fe2+ bị oxi hoá bởi Ag +.
  • C. Ion Ag+ bị khử bởi ion Fe3+ .
  • D. Ion Fe2+ oxi hoá được Ag.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng về suất điện động của nguồn điện?

  • A. Đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
  • B. Suất điện động của nguồn càng lớn thì khả năng sinh công của nguồn điện càng cao.
  • C. Suất điện động là đại lượng vô hướng ảnh.
  • D. Suất điện động có cùng đơn vị với cường độ điện trường.

Câu 13:  Tại điện cực Zn trong pin Zn-Cu, xảy ra hiện tượng gì?

  • A. Phản ứng khử ion Cu2+ thành Cu.
  • B. Phản ứng oxi hóa Zn thành ion Zn2+.
  • C. Phản ứng trung hòa.
  • D. Không có phản ứng hóa học nào xảy ra.

Câu 14: Chất nào sau đây đóng vai trò là chất khử trong pin Zn-Cu?

  • A. Điện cực Zn.
  • B. Dung dịch điện phân.
  • C. Điện cực Cu.
  • D. Dòng điện chạy trong mạch ngoài.

Câu 15: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag 

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

  • A. Fe2+, Ag+, Fe3+.           
  • B. Ag+, Fe2+, Fe3+.  
  • C. Fe2+, Fe3+, Ag +.           
  • D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

Câu 16: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn E0Ag+/Ag = +0,8V. Thế điện cực chuẩn E0Zn2+/Zn và E0Cu2+/Cu lần lượt là:

  • A. 1,56V và 0,64V.
  • B. -1,46V và -0,34V.
  • C. -0,76V và 0,34V.
  • D. -1,56V và 0,64V.

Câu 17: Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hóa: E0 (Cu - X) = 0,46V; E0 (Y - Cu) = 1,1V; E0 (Z - Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

  • A. Z, Y, Cu, X.         
  • B. X, Cu, Z, Y.       
  • C. Y, Z, Cu, X.         
  • D. X, Cu, Y, Z.

Câu 18: Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử sau:

    Eo(Zn2+/Zn), biết rằng Eopin(Zn-Cu) = 1,10V và Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V.

  • A. -0,76 V.
  • B. 0,42 V.
  • C. - 0,38.
  • D. 0,24 V.

Câu 19: Có pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa - khử sau: Fe2+/Fe và Ag+/Ag

Hãy tính suất điện động của mỗi pin điện hóa, biết rằng: E0Ag+/Ag = + 0,8V; E0Fe2+/Fe = -0,44V.

  • A. 0,36V.   
  • B. -1,24V. 
  • C. 1,24V. 
  • D. -0,36V.

Câu 20: Một viên pin có ghi thông số 1,5 V con số này có nghĩa là là

  • A. Suất điện động của pin
  • B. Điện trở của pin
  • C. Dung lượng của pin
  • D. Cường độ dòng điện tối đa mà pin chịu được

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác