Giải Siêu nhanh Toán 9 Kết nối bài 13: Mở đầu về đường tròn

Giải Siêu nhanh bài 13: Mở đầu về đường tròn bộ sách Toán 9 kết nối tri thức tập 1. Phần đáp án ngắn gọn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Toán 9 kết nối tri thức chương trình mới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Mở đầu

Bạn Oanh có một mảnh giấy hình tròn nhưng không còn dấu vết của tâm. Theo em, Oanh làm thế nào để tìm lại được tâm của hình tròn đó. 

Giải nhanh:

Oanh chỉ cần gấp đôi mảnh giấy lại. Làm như thế hai lần, giao điểm của hai nếp gấp sẽ là tâm của hình tròn cần tìm.

1. ĐƯỜNG TRÒN 

Giải nhanh luyện tập 1 trang 84 sgk toán 9 tập 1 kntt

Cho tam giác ABC vuông tại A. Chứng minh rằng điểm A thuộc đường tròn đường kính BC.

Giải nhanh:

Vẽ đường tròn tâm O đường kính BC.

Ta có:

AB vuông góc với AC (gt)

BC là đường kính của đường tròn (O)

Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông (góc AOC = 90°)

Do đó, điểm A thuộc đường tròn (O) đường kính BC.

Giải nhanh vận dụng 1 trang 84 sgk toán 9 tập 1 kntt

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A( 3; 0), B (-2; 0), C( 0; 4). Vẽ hình cho biết trong các điểm đã cho, điểm nào nằm trên, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài đường tròn (O;3)?

Giải nhanh:

Điểm A nằm trên đường tròn 

Điểm B nằm trong đường tròn

Điểm C nằm ngoài đường tròn 

2. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN

Giải nhanh hoạt động trang 85 sgk toán 9 tập 1 kntt

Chứng minh rằng nếu một điểm thuộc đường tròn (O) thì:

a)Điểm đối xứng với nó qua tâm O cũng thuộc (O).

b)Điểm đối xứng với nó qua một đường thẳng d tùy ý đi qua O cũng thuộc (O).

Giải nhanh:

a) 


Gọi M là điểm thuộc đường tròn (O).M' là điểm đối xứng với M qua tâm O. Chứng minh:

OM = OM' (tính chất đối xứng qua tâm)

O là trung điểm của MM'

=> M' thuộc đường tròn (O) (định nghĩa đường tròn)

b)

Gọi M là điểm thuộc đường tròn (O).

M' là điểm đối xứng với M qua đường thẳng d.

Chứng minh:

OM = OM' (tính chất đối xứng qua đường thẳng)

O là trung điểm của MM' 

=> M' thuộc đường tròn (O) (định nghĩa đường tròn)

Giải nhanh luyện tập 2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

Cho đường tròn tâm O và hai điểm A,B thuộc (O). gọi d là đường trung trực của đoạn AB. Chứng minh rằng d là một trục đối xứng của (O).

Giải nhanh:

Ta có d là đường trung trực của AB

=>OA=OB và d vuông góc với AB

=>Đường thẳng d chia đường tròn (O) thành hai nửa bằng nhau chứa hai điểm A, B

Vậy d là một trục đối xứng của (O).

Giải nhanh vận dụng 2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

Trở lại tình huống mở đầu, bằng cách gấp đôi mảnh giấy hình tròn theo hai cách khác nhau, Oanh có thể tìm lại được tâm của hình tròn. Em hãy làm thử xem.

Giải nhanh:

Gấp theo cách của bạn Oanh ta sẽ tìm được tâm của hình tròn.

3. GIẢI NHANH BÀI TẬP CUỐI SGK

Giải nhanh bài 5.1 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M( 0; 2), N(0; -3), P( 2; -1). Vẽ hình và cho biết trong các điểm đã cho, điểm nào nằm trên, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài đường tròn (O; )?

Vì sao?

Giải nhanh:

Ta tính khoảng cách từ điểm O đến các điểm M,N,P

OM=2<

ON=|-3|=3>

OP==2,24=

Vậy điểm P nằm trên đường tròn 

Điểm M nằm trong đường tròn

Điểm N nằm ngoài đường tròn

Giải nhanh bài 5.2 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

 Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4 cm. Chứng minh rằng các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó. 

Giải nhanh:

Gọi O là trung điểm của BC

=>OB=OC

ΔABC vuông tại A=>OA=OB=OC

=>A,B,C cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính OA

Áp dụng định lí Pitago cho ΔABC vuông tại A

=>BC===5 cm

=>OA=BC:2=5:2=2,5cm

Vậy bán kính của đường tròn đó là 2,5cm

Giải nhanh bài 5.3 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

Cho đường tròn (O), đường thẳng d đi qua O và điểm A thuộc (O) nhưng không thuộc d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua d; C và D lần lượt là điểm đối xứng với A và B qua O.

a)Ba điểm B, C  và D có thuộc (O) không? Vì sao?

b)Chứng minh tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

c)Chứng minh rằng C và D đối xứng với nhau qua d.

Giải nhanh:

a)Điểm C thuộc đường tròn. Vì OA=OC

Điểm B thuộc đường tròn (O). Vì A đối xứng với B qua d, nên khoảng cách từ B đến d bằng với khoảng cách từ A đến d.

Điểm D thuộc đường tròn. Vì OB=OD

b)Ta có:

B,D đối xứng qua tâm O

=>ΔABD vuông tại A

Tương tự ΔABC vuông tại B; ΔCBD vuông tại C

=>ABCD là hình chữ nhật.

c)Ta có ABCD là hình chữ nhật

B đối xứng với A qua d

=>C đối xứng với D qua d.

Giải nhanh bài 5.4 trang 86 sgk toán 9 tập 1 kntt

Cho hình vuông ABCD có E là giao điểm của hai đường chéo.

a) Chứng minh rằng có một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D. Xác định tâm đối xứng và chỉ ra hai trục đối xứng của đường tròn đó.

b) Tính bán kính của đường tròn ở câu a, biết rằng hình vuông có cạnh 3 cm.

Giải nhanh:

a)Ta có ABCD là hình vuông, giao điểm của hai đường chéo tại E.

=>EA=EB=EC=ED

Vậy có một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D với tâm E bán kính EA

Tâm đối xứng E

Trục đối xứng: AC; BD

b)Hình vuông có cạnh bằng 3cm=>AB=BC=CD=DA=3cm

Độ dài đường chéo là:

AC==3cm =>EA=

Vậy bán kính của hình tròn đó là cm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải nhanh Toán 9 kết nối, giải nhanh Toán 9 KNTT Giải Siêu nhanh Toán 9 Kết nối bài, Lời giải nhanh Toán 9 kết nối tri thức bài 13: Mở đầu về đường tròn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác