Giải bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ. Giá trị của phân thức sgk Toán 8 tập 1 Trang 55 59
Khi nào giá trị của phân thức được xác định ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài: Phép chia các phân thức đại số thuộc chương trình môn Toán 8. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Biểu thức hữu tỉ
- Một đa thức được gọi là một biểu thức nguyên
- Một biểu thức chỉ chứa các phép toán cộng, trừ, nhân , chia và chứa biến ở mẫu được gọi là biểu thức phân.
- Các biểu thức nguyên và biểu thức phân được gọi chung là biểu thức hữu tỉ.
Ví dụ minh họa:
$0, -\frac{2}{5}, 2x^{2}-\sqrt{5}x+\frac{1}{3}, \frac{x}{3x^{2}+ 1}$
2. Giá trị của biểu thức phân
- Giá trị của biểu thức phân chỉ được xác định với điều kiện giá trị của mẫu biểu thức khác 0
=> Điều kiện để giá trị của phân thức được xác định.
Ví dụ minh họa:
Cho phân thức: $\frac{3x-9}{x(x-3)}$
Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định.
Giải: Giá trị của phân thức được xác định khi $x(x - 3) \neq 0$
$\Leftrightarrow x\neq 0 ; x- 3\neq 0$
Vậy điều kiện để giá trị của phân thức $\frac{3x-9}{x(x-3)}$ được xác định là: $x\neq 0 $và $x\neq 3 $
Bình luận