Giải bài 6: Phép trừ các phân thức đại số sgk Toán 8 tập 1 Trang 48 51
Chúng ta đã biết cách cộng các phân thức với nhau, vậy phép trừ các phân thức được thực hiện như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài dưới đây. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Phân thức đối
- Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0
- Phân thức đối của phân thức \( \frac{A}{B}\) được kí hiệu là \( -\frac{A}{B}\)
- Như vậy:
\( -\frac{A}{B}\) \( =\frac{-A}{B}\) và \( -\frac{-A}{B}=\frac{A}{B}\) |
2. Phép trừ
Quy tắc:
- Muốn trừ phân thức \( \frac{A}{B}\) cho phân thức \( \frac{C}{D}\), ta cộng \( \frac{A}{B}\) với phân thức đối của \( \frac{C}{D}\)
\( \frac{A}{B}-\frac{C}{D}=\frac{A}{B}+(-\frac{C}{D})\) |
Chú ý:
- Thứ tự thực hiện các phép tính về phân thức cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính về số.
Bình luận