Giải bài 2: Nhân đa thức với đa thức sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 6 9

Đây là kiến thức mới trong chương trình lớp 8 .Và để giúp các bạn làm quen cũng như nắm chắc nội dung bài học , Tech12h xin giới thiệu những bài học bổ ích nhất theo chương trình cơ bản .Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích !

Giải bài 2: Nhân đa thức với đa thức sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 6 9

A. Tổng hợp lý thuyết

Quy tắc

  • Muốn nhân một đa thức với một đa thức , ta nhânmỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau .

Chú ý : 

  • Tích của hai đa thức là một đa thức .

Ví dụ :  

Nhân hai đa thức sau :

  $(x-1)(x^{2}+3x-6)=x(x^{2}+3x-6)+(-1).x^{2}+3x-6$

= $x.x^{2}+3x.x-6x-x^{2}+(-1).3x+6$

= $x^{3}+2x^{2}-9x+6$

Vậy $(x-1)(x^{2}+3x-6) = x^{3}+2x^{2}-9x+6$ .

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 7: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Làm tính nhân :

a.  $(x^{2}-2x+1)(x-1)$

b.  $(x^{3}-2x^{2}+x-1)(5-x)$

Câu 8: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Làm tính nhân :

a.  $(x^{2}y^{2}-\frac{1}{2}xy+2y)(x-2y)$

b.  $(x^{2}-xy+y^{2})(x+y)$

Câu 9: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Điền kết quả tính được vào bảng :

Câu 10: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Thực  hiện phép tính :

a.  $(x^{2}-2x+3)(\frac{1}{2}x-5)$

b.  $(x^{2}-2xy+y^{2})(x-y)$

Câu 11: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến :

$(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7$

 

Câu 12: Trang 12 - sgk toán 8 tập 1

Tính giá trị biểu thức $(x^{2}– 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x^{2})$ trong mỗi trường hợp sau :

a.  x = 0               

b.  x = 15

c.  x = -15              

d.  x = 0,15.

 

Câu 13: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1

Tìm x, biết :  $(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x)=81$

Câu 14: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1

Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.

Câu 15: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1

Làm tính nhân :

a.  $(\frac{1}{2}x+y)(\frac{1}{2}x+y)$

b.  $(x-\frac{1}{2}y)(x-\frac{1}{2}y)$

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác