5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 82

5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 82. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA

ĐỌC HIỂU: TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA VĂN HÓA 

DÂN GIAN VIỆT NAM

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.     

CH 2: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

CH 2: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

CH 3: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.

CH 4: Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

CH 2: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

CH 3: Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

CH 4: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

CH 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

CH 6: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1:  Di sản văn hóa là các giá trị vật thể và phi vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Một di sản văn hóa: Ca chù, chèo, di tích cố đô Huế…

 CH 2: Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ. Một số bức tranh: Đám cưới chuột, tranh Đàn gà…

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Đoạn văn in nghiêng nằm ngay ở phần đầu tiên của văn bản, cung cấp đầy đủ những ý chính, thông tin cần thiết về bức tranh dân gian Đông Hồ mà mọi người quan tâm. 

Kích thích độc giả đọc toàn bộ văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.

CH 2Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng rất nhiều những màu sắc: Màu xanh, Màu vàng, Màu đỏ, Màu đen

=> Bức tranh “Lợn đàn” đã sử dụng đủ 4 gam màu cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ. 

CH 3: Vẽ mẫu

  • Can lại rõ ràng từng nét, bảng màu mực nhô lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

  • Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

  • Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

CH 4: Quan điểm và cách đưa tin của người viết:

- Người viết đã đưa tin chính xác về các thời kì phát triển hưng thịnh và sự mai một dần của tranh dân gian Đông Hồ.

- Đồng thời thể hiện rõ lập trường nhân văn của mình để bảo vệ, gìn giữ nét đẹp truyền thống mà tranh Đông Hồ mang lại.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:

- Vẽ mẫu.

- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

CH 2: Đề tài: nói về tranh Đông Hồ - một nét văn hóa dân gian của Việt Nam

Những đoạn có yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm

+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ… in tranh Đông Hồ (mục 2).

+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.”

Mục đích: giúp thông tin được thể hiện một cách rõ ràng hơn

CH 3: Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.

CH 4: Thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo bố cục hợp lí, không lộn xộn.

CH 5: 

- Mục đích viết: giới thiệu tranh Đông Hồ.

- Quan điểm của người viết: Đây là một di sản văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị, cần phải tập trung xây dựng và phát huy vẻ đẹp này.

- Em đồng tình với quan điểm trên của người viết vì nó thể hiện sự tích cực, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân gian tranh Đông Hồ.

CH 6: Một số di sản văn hóa: Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa…

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị ấy là điều vô cùng quan trọng, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 82, soạn Văn 10 tập 1 CTST trang 82

Bình luận

Giải bài tập những môn khác