Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 4: Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 4: Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác phẩm
- Nhóm biên soạn tổng hợp từ “Tranh dân gian Đông Hồ - Đông Hồ Folk Paintings” của An Chương và “Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam” của Khánh An.
2. Đọc văn bản
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Bố cục: 5 phần
1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp
3. Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ mỉ.
4. Rộn ràng tranh Tết
5. Lưu giữ và phục chế
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tranh Đông Hồ
- Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.
- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ...
=> Sử dụng bốn gam màu chủ đạo.
- Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:
+ Vẽ mẫu.
+ Can lại rõ ràng từng nét, bảng màu bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
+ Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
+ Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
- Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp phần nổi bật ý chính của văn bản: tranh Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất liệu và cách làm ra một bức tranh ra sao. Đây là những ý giúp người đọc thấy và hiểu rõ được điều mà tác giả muốn nói đến là gì.
2. Đặc điểm nghệ thuật qua văn bản
- Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.
- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:
+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).
+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
=> Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.
- Nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí à các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.
- Mục đích viết: giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ. Từ đó, kêu gọi sự bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
- Quan điểm của người viết: đảm bảo những thông tin chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời thể hiện suy nghĩ của người viết về nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Văn bản sử dụng tranh Đông Hồ, liên quan đến nội dung bài học, giúp người đọc hiểu rõ về chất liệu giấy, màu sắc, đề tài… của tranh Đông Hồ.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về tranh Đông Hồ - một sản phẩm văn hóa dân gian của Việt Nam ở nhiều khía cạnh như hình tượng, đề tài, chất liệu, màu sắc, cách thức chế tác, cách lưu giữ phục chế và dịp mà tranh được sử dụng nhiều nhất.
- Cho thấy thái độ trân trọng của tác giả đối với tranh Đông Hồ và những nghệ nhân làm ra nó. Từ đó kêu gọi sự gìn giữ và phát huy của mọi người đối với những giá trị văn hóa của dân tộc.
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.
- Kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự.
- Có sự sưu tầm và tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn.
Bình luận