Siêu nhanh soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn siêu nhanh bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA
ĐỌC HIỂU: TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Soạn rút gọn:
- Một di sản văn hóa là vật thể (các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật, ...) và phi vật thể (các loại hình nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ, ...) có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Ví dụ di sản văn hóa ở quê hương: Ca chù, chèo, di tích cố đô Huế…
Câu 2: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Soạn rút gọn:
- Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Tranh "Đàn gà" hoặc "Sân gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.
- Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.
- Quá trình chế tác:
+ Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
+ Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
+ In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
+ Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Soạn rút gọn:
- Cung cấp nội dung chính, thông tin cần thiết về bức tranh dân gian Đông Hồ
- Đoạn văn in nghiên đưa ra nội dung khái quát của văn bản, giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn
Câu 2: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Soạn rút gọn:
Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng rất nhiều những màu sắc khác nhau như:
+ Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm
+ Màu vàng từ hoa hòe
+ Màu đỏ từ sói son, gỗ vàng
→ Bức tranh “Lợn đàn” đã sử dụng đủ 4 gam màu cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ
Câu 3: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.
Soạn rút gọn:
Các công đoạn tạo nên bức Tranh Đông Hồ gồm:
+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo. Vẽ mẫu
+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu
+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm
Câu 4: Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Soạn rút gọn:
- Người viết đã đưa tin chính xác về thời kì phát triển hưng thịnh của tranh dân gian Đông Hồ và mong đợi nghề tranh sẽ được quan tâm và phát triển trở lại.
- Khát vọng gìn giữ một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
Soạn rút gọn:
+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo. Vẽ mẫu
+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu
+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm
Câu 2: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Soạn rút gọn:
Đề tài: tranh dân gian Đông Hồ
Những đoạn có yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm
''Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sức màu của giấy điệp..''
''Chợ tranh đông vui, sầm uất..''
''Chế tác khéo léo, công phu''
''Rộn ràng tranh Tết''
Mục đích: Thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.
Câu 3: Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Soạn rút gọn:
- Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.
- Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.
Câu 4: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
Soạn rút gọn:
Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.
Câu 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Soạn rút gọn:
+ Mục đích: giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ
+ Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa truyền thống cần được bảo vệ và phát triển nghề truyền thống này
Đây là một quan điểm đúng vì hiện nay nhiều nét văn hóa dân gian đang bị lất át bởi sự phát triển hiện đại, nhanh chóng trong cuộc sống. Vốn dĩ tranh dân gian Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, cần phải có những bài viết như vậy để giới trẻ được biết. Vì thế, việc làm cho văn hóa dân gian như tranh Đông Hồ phát triển là một điều đúng đắn
Câu 6: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
Soạn rút gọn:
Ví dụ: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- Theo quan điểm cá nhân: việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện sâu sắc nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của, Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của, Siêu nhanh Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của
Bình luận