Siêu nhanh soạn bài Chiếc lá đầu tiên Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Soạn siêu nhanh bài Chiếc lá đầu tiên Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM
ĐỌC HIỂU: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
TRƯỚC KHI ĐỌC
Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
Giải rút gọn:
Tuổi học trò là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong thanh xuân của mỗi chúng ta. Những năm tháng miệt mài sách vở cùng lũ bạn, chắc hẳn mỗi người đều có những kỉ niệm khó phai và tôi cũng vậy. Kỉ niệm khiến tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ lại là ngày đầu tiên nhập học tại ngôi trường cấp 3 này.
Sự ân cần của cô giáo, sự nhiệt tình, vui của các bạn giúp tôi dần thích nghi với môi trường mới, với bạn bè mới. Giờ đây, chúng ta là một gia đình nhỏ bé, luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi lần nhớ lại, kỉ niệm ấy khiến tôi bồi hồi và cảm thấy bản thân thật hạnh phúc khi có một cô giáo luôn chia sẻ, động viên và những người bạn thật tốt.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?
Giải rút gọn:
- Là dòng hồi tưởng của tác giả về quãng thời gian xưa với nhân vật “Em”.
- Hai câu thơ như dâng đầy nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối của tác giả về những quá khứ tươi đẹp ngày ấy khi giờ đây đã trôi theo dòng chảy của thời gian.
Câu 2: Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?
Giải rút gọn:
- Khổ thơ gợi em nhớ về mái trường cũ, lưu luyến và tiếc nuối về thời học sinh đã qua.
- Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,... Quãng thời gian ấy thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên.
Câu 3: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?
Giải rút gọn:
- Đoạn thơ giúp người đọc hình dung ra một lớp học vui nhộn - nơi có "một nàng Bạch Tuyết" dịu dàng như cô giáo và "những chủ lùn rất quấy" là những cô cậu học trò tinh nghịch. Trong không gian ấy, vang lên những tiếng cười “lao xao”, những lúc pha trò của học sinh, xua tan không khí căng thẳng của những tiết học. Qua đoạn thơ của tác giả, câu: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" càng trở nên đúng nghĩa.
Câu 4: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện quan đoạn thơ này?
Giải rút gọn:
Đọc những câu thơ này, ta như chạm được vào tình cảm và nỗi niềm của tác giả. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về "những chuyện năm nao, những chuyện năm nào". Bên cạnh đó, tình cảm của tác giả dành cho người thầy giáo của mình cũng thật đáng trân quý và ngưỡng mộ. Thời gian trôi qua, tác giả không muốn thấy thầy già đi, tóc bạc thêm nữa. Bốn câu thơ ngắn gọn những dường như mọi tình cảm và tâm tư của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và sáng rõ.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?
Giải rút gọn:
- Từ “một người” (dòng 8) có thể chỉ chủ thể trữ tình hoặc một học sinh.
- Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
- Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình.
→ Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy để tránh trường hợp lặp từ và phù hợp với cách xưng hô với từng đối tượng trong các câu thơ.
Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.
Giải rút gọn:
- Khổ 3: Điệp ngữ “Muốn nói – muốn khóc”, “bao nhiêu” → nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình.
- Khổ 4: Điệp từ "Nỗi nhớ" có tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
- Khổ 6:
- Điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào” → nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.
- Ẩn dụ "Mùa hoa mơ" và "mùa phượng cháy" lần lượt chỉ mùa xuân và mùa hạ → tác dụng ám chỉ thời gian trôi nhanh và liên tục.
Câu 3: Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng dối thoại ở khổ thơ 5.
Giải rút gọn:
Việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ này giúp làm tăng thêm sự tương tác vui vẻ pha chút tinh nghịch của các cô, cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.
Câu 4: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Giải rút gọn:
- Một số từ ngữ, hình ảnh bộ lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình là: "mê say", " bâng khuâng", "nỗi nhớ", "xúc động", "xôn xao", "trán thầy",...
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.
Câu 5: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?
Giải rút gọn:
Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là một hình ảnh mang tính tượng trưng. Đó là tình yêu đầu, tình yêu tuổi học trò ngay ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.
Câu 6: Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc suy nghĩ gì về tuổi học trò?
Giải rút gọn:
- Tuổi học trò mang đến cho mỗi người những kiến thức, tình bạn, tình thầy trò và những kỉ niệm khó quên.
- Đó là những kỉ niệm quý giá, trong sáng và chất chứa cảm giác tiếc nuối mỗi khi hồi tưởng mà chắc hẳn bất kì ai trong chúng ta cũng muốn sống lại trong đó nhiều lần nữa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 bài Chiếc lá đầu tiên, Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Bình luận