Siêu nhanh soạn bài Hương Sơn phong cảnh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn siêu nhanh bài Hương Sơn phong cảnh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 . Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.

BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

ĐỌC HIỂU: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH

TRƯỚC KHI ĐỌC

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Soạn rút gọn:

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh nước non thơ mộng, thiên nhiên kì vĩ. Nhìn từ trên cao xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những dòng chảy uốn lượn nhẹ nhàng, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo từ bàn tay người nghệ nhân. Nơi đây có tới hàng nghìn đảo lớn, nhỏ khác nhau. Đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,…

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Soạn rút gọn:

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc: “Đệ nhất động”, “Ao ước bấy lâu nay”. 

Câu 2: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Soạn rút gọn:

Ta thấy được Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mang vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên. Khung cảnh nơi đây như được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.

Câu 3: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Soạn rút gọn:

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp tự do

- Cách gieo vần không cố định, gieo vần “ay”, “đây” và “tay”. 

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng…càng”

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định bố cục bài thơ.

Soạn rút gọn:

Bố cục: 

- Phần 1 (4 câu đầu): Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu giữa): Vẻ đẹp Hương Sơn qua góc nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (Còn lại): Suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

Câu 2: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Soạn rút gọn:

Một số từ ngữ: Chốn thần tiên, long lanh, thăm thẳm, rộng lớn, kì vĩ, nơi yên bình

Câu 3: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Soạn rút gọn:

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Ông ẩn mình để cùng cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn.

Câu 4: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Soạn rút gọn:

  • Bốn câu thơ đầu diễn tả sự ngạc nhiên, thích thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước bấy lâu nay.

  • 14 câu thơ tiếp: 

  • Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật thực tế nhất

  • Tác giả liệt kê và miêu tả chi tiết vẻ đẹp kì diệu của hang, so sánh những hình ảnh mĩ lệ

  • 5 câu cuối: Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cảnh càng yêu"'

Câu 5: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Soạn rút gọn:

- Cảm hứng chủ đạo là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn. Tác giả thẻ hiện cảm ứng qua:

  • Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

  • Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 

  • Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

  • Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).

→ Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.

Câu 6: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Soạn rút gọn:

Cách ngắt nhịp và vần trong bài thơ luôn thay đổi, không theo quy tắc nhất định. Sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần làm bài thơ thêm sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm của mình trước vẻ đẹp của Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước nói chung.

Câu 7: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Soạn rút gọn:

Nhắc đến Vịnh Hạ Long thì ai cũng đã biết đến nhưng không thể không bỏ qua cảnh đẹp ở Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy, 31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa chiền cổ kính. Đây có thể là một nơi được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc cổ chờ đợi du khách tới khám phá. Bên trong các hang động là những mảng thạch nhu tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh Văn 10 Chân, Soạn bài Hương Sơn phong cảnh Văn 10 Chân, Siêu nhanh Soạn bài Hương Sơn phong cảnh Văn 10 Chân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác