Siêu nhanh soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn siêu nhanh bài thực hành tiếng Việt trang 71 Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.

d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Soạn rút gọn:

a.

Lỗi sai: dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b.

Lỗi sai: dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Sửa lỗi: Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c.

Lỗi sai: dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d.

Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

Sửa lỗi: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ.

Lỗi sai: lặp từ.

Sửa lỗi: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e.

Lỗi sai: dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

Sửa lỗi: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2: Lựa chọn từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

A

B

Đề xuất

Đưa một người giữ chức vụ cao hơn

Đề cử

Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên

Đề đạt

Giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu

Đề bạt

Đưa ra một ý kiến, giải pháp

Soạn rút gọn:

+ Đề xuất: đưa ra một ý kiến, giải pháp

+ Đề cử: giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu

+ Đề đạt: trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên

+ Đề bạt: đưa một người giứ chức vụ cao hơn

Câu 3: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhõm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Soạn rút gọn:

Câu

Từ ngữ

Đặt câu

a,

Làm bộ: giả vờ, giả trân

Cô ấy làm bộ như không thèm để ý đến sự có mặt của tôi.

Làm dáng: làm đẹp

Mai Hoa lớp bên làm dáng ghê lắm

Làm cao: kiêu ngạo, chảnh

Mặc dù bộ bàn ghế không phải hàng quý hiếm nhưng chủ cửa hàng vẫn làm cao không bán nó

b,

Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đây quả thật là công việc nhẹ nhàng!

Nhè nhẹ: hơi nhẹ

Gió thổi nhè nhẹ trên tán cây.

Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, không bị vướng bởi thứ gì

Làm xong bài tập tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn

c,

Nho nhỏ: hơi nhỏ

Đó là một bông hoa nho nhỏ trên mặt hồ

Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh

Dù chỉ là một món quà nhỏ nhoi nhưng Lan cảm thấy rất vui

Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt

Lòng dạ anh ta thật nhỏ nhen, ích kỷ

Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể

Cô ấy rất quan tâm đến nhân viên của mình ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Văn, Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Văn, Siêu nhanh Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Văn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác