Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 71
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 71. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
1. Lỗi lặp từ
- Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề.
2. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
3. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
4. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
5. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
+ Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm. Cách sửa: Thay từ "chín mùi" bằng "chín muồi".
+ Câu b: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp. Từ "giấu giếm" không thể kết hợp với quan hệ từ "với". Cách sửa: Bỏ từ "với".
+ Câu c: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm. Cách sửa: Thay từ "thăm quan" bằng "tham quan".
+ Câu d: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa và lỗi lặp từ. "Bất tủ" với nghĩa "không bao giờ chết, còn sống mãi trong trí nhớ, tình cảm người đời "không dùng cho "những bài hát". Trong trường hợp này, từ phù hợp để miêu tả "những bài hát" là từ “bất hủ" (không bao giờ mất, mãi mãi có giá trị). Tuy nhiên, nếu dùng "bất hủ" thay cho "bất tử" thì câu cũng vẫn mắc lỗi lặp từ (bất hủ = còn lại mãi với thời gian). Cách sửa: Bỏ từ "bất tử" (Những bài hát ấy sẽ còn lại mãi với thời gian).
+ Câu đ: Lỗi lặp từ. Cách sửa: cần thay cụm từ bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu bằng cụm từ tương đương khác (bài thơ này, tác phẩm này).
+ Câu e: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu VB. Cách sửa: Kính mong Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.
Bài tập 2:
- Đề xuất - đưa ra một ý kiến, giải pháp.
- Đề cử - giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu.
- Đề đạt - trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên.
- Đề bạt - đưa một người giữ chức vụ cao hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận