Siêu nhanh soạn bài Thị Mầu lên chùa Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn siêu nhanh bài Thị Mầu lên chùa Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

ĐỌC HIỂU: THỊ MẦU LÊN CHÙA

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?

Soạn rút gọn:

- Em đã từng nghe đến thành ngữ “Oan Thị Kính”

- “Oan Thị Kính” là thành ngữ ý chỉ nỗi oan ức cùng cực, không có cách nào thanh minh.

Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.

Soạn rút gọn:

- Hai nhân vật được khắc họa với hai nét tính cách trái ngược nhau.

- Mỗi người có những đặc điểm riêng biệt.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?

Soạn rút gọn:

Nhân vật Thị Mầu có nhiều lời thoại nhất

Câu 2: Từ câu Soạn rút gọn cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về thái độ của hai nhân vật?

Soạn rút gọn:

- Thị Mậu: nhiều lời, không có điểm dừng, khá táo bạo

- Thị Kính: kiệm lời, ít nói, muốn né tránh và không muốn nói chuyện với Thị Mầu.

Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?

Soạn rút gọn:

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời của Thị Mầu:

  • Đẹp như sao băng

  • Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

→ Cho thấy Thị Mậu là người ham mê cái đẹp, háo sắc, lẳng lơ, lời lẽ không thích hợp nơi cửa chùa.

Câu 4: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.

Soạn rút gọn:

Cho thấy quan niệm tình yêu của Thị Mầu: tình yêu là tự do, theo sở thích, không biết phân biệt sai trái (ghẹo nới chùa Phật).

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bảng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Thị Kính

 

 

 

Tiếng đế (người xem)

 

 

 

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Soạn rút gọn:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

Đây rồi nhé

Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Thị Kính

A di đà Phật! 

Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

Nam mô A di đà Phật!

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc.

Tiếng đế

(người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

Mầu ơi mất bò rồi!

 

 

Từ đó ta thấy được:

+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo

+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, e dè, mang đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

Câu 2: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Soạn rút gọn: 

A blue and white diagram with arrows

Description automatically generated

Câu 3: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Soạn rút gọn:

          Qua lời thoại của Thị Mầu, cho thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tình yêu và hạnh phúc khá đơn giản, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng'' mà bỏ qua những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình.

Câu 4: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Soạn rút gọn:

Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là:

  • ''Dơ lắm! Mầu ơi!''. 

  • ''Sao lẳng lơ thế''.

→ Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này.

Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp mà người phụ nữ truyền thống xưa.

Câu 5: Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Soạn rút gọn:

        Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp về người phụ nữ thời xưa: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn, luôn nghe theo lời gia đình. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay bởi đấy là những đức tính tốt đẹp ở một người phụ nữ

Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Soạn rút gọn:

+ Đoạn trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính

+ Đề tài: xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian.

+ Nhân vật có đào thương- Thị Kính, đào lẳng- Thị Mầu

+ Có lời thoại của tiếng đế và của nhân vật

Câu 7: Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Soạn rút gọn:

       Là nhân vật Thị Mầu. Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống bởi tính cách mạnh mẽ, tự tin cái tôi của mình, dám nói lên tâm tư của mình dù trái với lễ nghĩa, giáo nghi. Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn bài Thị Mầu lên chùa Văn 10 Chân, Soạn bài Thị Mầu lên chùa Văn 10 Chân, Siêu nhanh Soạn bài Thị Mầu lên chùa Văn 10 Chân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác