Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 5 Thị Mầu lên chùa

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 5 Thị Mầu lên chùa - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa”?

  • A. Nhân vật Kính Tâm.
  • B. Nhân vật Thị Mầu.
  • C. Tiếng đế.
  • D. Tiếng người dẫn.

Câu 2: Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?

  • A. Nỗi oan không có thật.
  • B. Việc rõ ràng do mình gây ra những vẫn kêu oan.
  • C. Ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.
  • D. Nỗi oan đến chết vẫn không được giải.

Câu 3: Thái độ của nhân vật Kính Tâm khi nói chuyện với Thị Mầu ra sao?

  • A. Ít nói, kiệm lời.
  • B. Luôn muốn né tránh Thị Mầu.
  • C. Bình tĩnh trước những câu nói ghẹo của Thị Mầu.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vẻ đẹp của Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu?

  • A, Da trắng như tuyết.
  • B. Đẹp như sao băng.
  • C. Cổ cao ba ngấn.
  • D. Lông mày nét ngang.

Câu 5: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?

  • A, Quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình.
  • B. Quan niệm phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc.
  • C. Tình yêu vượt lên trên những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 6: "Bàng thoại" có nghĩa là:

  • A. Là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
  • B. Là lời nhân vật nói với khán giả.
  • C. Là lời thoại của nhân vật với các nhân vật khác.
  • D. Là lời người dẫn.

Câu 7: Câu nào sau đây KHÔNG PHẢI câu bàng thoại của nhân vật Thị Mầu?

  • A. Lắng lơ ở đây cũng chẳng mòn.
  • B. Đẹp thì người ta khen chứ sao!
  • C. Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh cho!
  • D. Nhà tao còn ối trâu!

Câu 8: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?

  • A, Coi Thị Mầu là người có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
  • B. Coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ.
  • C. Coi Thị Mầu là người biết đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân mình.
  • D. Coi Thị Mầu là người con gái có gia giáo.

Câu 9: Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian?

  • A. Hiếu lễ nghĩa.
  • B. Tài sắc vẹn toàn.
  • C., Luôn nghe theo lời gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

  • A, Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, cấu trúc, thông điệp.
  • B. Đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại.
  • C. Đê tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, cấu trúc, lời thoại.
  • D. Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, lời thoại.

Câu 11: Tình cảm, cảm xúc của Thị Mầu khi gặp và tán tỉnh Thị Kính là gì?

  • A. Yêu mến thầy tiểu Thị Kính vì cho rằng Thị Kính là người tốt, đáng để yêu.
  • B. Ngây ngất trước vẻ đẹp của thầy tiểu Thị Kính; khao khát thiết tha, mong được đáp lại tình yêu.
  • C. Sợ hãi nhưng rồi lại mạnh mẽ, thấy yêu mến Thị Kính vô cùng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Tình cảm, cảm xúc của Thị Mầu ở cuối bài đọc là gì?

  • A. Tỏ tình liều lĩnh, bất chấp mọi sự dèm pha.
  • B. Tuyệt vọng vô cùng khi Thị Kính bỏ đi.
  • C. Khắc khoải trong nỗi nhớ vô bờ.
  • D. Vui sướng vì được Thị Kính đồng ý.

Câu 13: Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu trong câu sau là gì?

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái ở, đi rình cửa chùa.

  • A. Người đàn ông thì cần phải như táo rụng còn người đàn bà thì phải như gái rở.
  • B. Tình yêu đẹp đến mấy rồi cũng tan thành mây bay như táo rụng.
  • C. Người con gái nên yêu chàng trai của mình như đi rình đồ chua.
  • D. Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thoả mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân.

Câu 14: Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu trong những câu sau là gì?

Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Mẫu đơn giống cảnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau

  • A. Tình yêu của người trẻ cần phải nghe họ hàng, bố mẹ, những người có kinh nghiệm thì mới bền lâu được.
  • B. Các thầy tiểu là những thanh niên đáng để yêu nhất vì họ trong sáng, hồn nhiên và đặc biệt là trung thuỷ.
  • C. Yêu là “phải duyên”, đã “phải duyên” thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến tới hôn nhân.
  • D. Cả B và C.

Câu 15: Đâu là quan điểm đúng khi đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế?

  • A. Những người đó có góc nhìn tươi mới của thời hiện đại khi không cho rằng việc làm của Thị Mầu là sai.
  • B. Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.
  • C. Tiếng đế nhằm khen ngợi Thị Mầu có cách hành xử mạnh mẽ, khác với những yêu cầu đặt ra với phụ nữ đương thời.
  • D. Cả A và C.

Câu 16: Đâu là một đặc điểm trong lời nói của Thị Mầu?

  • A. Dài dòng, trình bày nan giải nhiều vấn đề.
  • B. Ngắn gọn, xúc tích đi thẳng vào vấn đề.
  • C. Trầm lắng, hướng nội.
  • D. Nóng nảy, vội vã.

Câu 17: Đoạn lời thoại dưới đây của Thị Mầu nhằm mục đích gì?

“Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba

Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào.”

  • A. Đề cao chùa chiền.
  • B. Phủ nhận việc người ta đánh giá mình là lẳng lơ.
  • C. Cho người ta thấy mình thích đi lễ chùa, cầu Phật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Đoạn lời thoại dưới đây của Thị Kính có tính chất gì?

“A di đà Phật!

Khẩn nguyện thập phương

A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.”

  • A. Đó là những lời nói nhằm né tránh câu hỏi của Thị Mầu.
  • B. Đó cách gây dựng hình ảnh của ngôi chùa.
  • C. Đó là những lời nói có tính chất cố định của thầy chùa khi có người đến dâng lễ cúng Phật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Thị Mầu đã nhận xét như thế nào về diện mạo của Thị Kính?

  • A. Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?
  • B. Ôi thật là tuyệt, em chưa gặp ai đẹp trai như thầy đâu đó.
  • C. Người đâu đến ở chùa này / Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Câu nào sau đây là không đúng?

  • A. Thị Mầu là con gái phú ông.
  • B. Thị Kính đã có chút động lòng với Thị Mầu.
  • C. Thị Mầu đem lòng yêu Thị Kính mà không biết Thị Kính là nữ.
  • D. Thị Mầu có quan điểm tình yêu mang tính hiện đại.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác