Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6 Chiếc lá đầu tiên

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 6 Chiếc lá đầu tiên - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả của văn bản Chiếc lá đầu tiên là ai? 

  • A. Hoàng Trung Thông. 
  • B. Hoàng Nhuận Cẩm. 
  • C. Hoàng Cầm. 
  • D. Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Câu 2: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được viết theo thể thơ gì? 

  • A. Thơ tám chữ. 
  • B. Thơ bảy chữ. 
  • C. Thơ tự do. 
  • D. Thơ năm chữ. 

Câu 3: Tác giả Hoàng Nhuận Cầm được mênh danh là: 

  • A. Nhà thơ của mùa thu. 
  • B. Nhà thơ của nông dân. 
  • C. Nhà thơ của tình yêu.
  • D. Nhà thơ của học sinh, sinh viên. 

Câu 4: Ngoài sáng tác thơ, Hoàng Nhuận cầm còn tham gia vào lĩnh vực nào?

  • A. Nhạc sĩ và nghiên cứu khoa học.
  • B. Sáng tác kịch bản và đóng phim.
  • C. Nhà phê bình văn học và sáng tác kịch bản.
  • D. Ca sĩ và sáng tác nhạc.

Câu 5: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bài thơ Chiếc lá đầu tiên.

  • A. Bài thơ được tác giả Hoàng Nhuận Cầm viết trong 5 năm.
  • B. Bài thơ viết về tình yêu và nỗi nhớ tuổi học trò.
  • C. Bài thơ ban đầu có tên là "Trường ơi, chào nhé".
  • D. Bài thơ đã được phổ nhạc với tên "Tất cả đã xa rồi".

Câu 6: Nội dung của hai dòng thơ đầu là gì?

  • A. Nỗi nhớ về lớp học, thầy cô, bạn bè.
  • B. Hai câu thơ là sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày xưa.
  • C. Nỗi nhớ khung cảnh xung quanh trường.
  • D. Lời bày tỏ tình yêu.

Câu 7: Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 được hiện lên như thế nào?

  • A. Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.
  • B. Khung cảnh lớp học ảm đạm.
  • C. Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.
  • D. Khung cảnh lớp học ấm áp.

Câu 8: Tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6?

  • A. Sự rạo rực.
  • B. Sự biết ơn.
  • C. Sự tiếc nuối, ân hận.
  • D. Sự xúc động, xốn xang.

Câu 9: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là: 

  • A. Điệp từ, so sánh. 
  • B. Điệp cấu trúc, ẩn dụ. 
  • C. Ẩn dụ, so sánh. 
  • D. Hoán dụ, điệp cấu trúc. 

Câu 10: Tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ 4 là gì?

  • A, Nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò.
  • B. Nhấn mạnh tình yêu của chủ thể trữ tình.
  • C. Nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
  • D. Đáp án khác.

Câu 11: Tác dụng của việc sử dụng đối thoại trong khổ thơ thứ 5 là øì?

  • A. Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chỉ tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ.
  • B. Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chỉ tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò.
  • C. Khiến người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A. Tình yêu tuổi học trò.
  • B. Nỗi nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.
  • C. Nỗi nhớ về mái trường và thầy cô.
  • D. Nỗi nhớ về không khí ngày chia tay.

Câu 13: Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.
  • B. Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.
  • C. Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.
  • D. A và B đúng.

Câu 14: Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò?

  • A. Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.
  • B. Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
  • C, Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
  • D. Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.

Câu 15: Nội dung chính của cả bài thơ này là gì? 

  • A. là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm ...và cả tình yêu đầu tiên của mình).
  • B. là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc.
  • C. là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
  • D. tất cả các đáp án trên. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác