Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 9 Hịch tướng sĩ
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 9 Hịch tướng sĩ - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của Hịch tướng sĩ là ai?
- A. Trần Quốc Toản.
- B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Quốc Tuấn.
- D. Ngô Thì Nhậm.
Câu 2: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Trần Quốc Tuấn?
- A. Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.
- B. Ông nổi tiếng với lá cờ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
- C. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hỉ sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về khái niệm thể hịch?
- A, Là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu), trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.
- B. Là bài văn nhân danh bậc đế vương tuyên bố với nhân dân một chủ trương hay chính sách quan trọng của triều đình.
C. Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- D. Là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước.
Câu 4: Hịch tướng sĩ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.
B. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.
- C. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ tư.
- D. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba.
Câu 5: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ?
A. Đương thời, tác phẩm đã được biết đến và lưu truyền một cách rộng rãi.
- B. Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.
- C. Bài “Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn phản ánh tỉnh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.
- D. Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc.
Câu 6: Hịch tướng sĩ có tên gọi khác là gì?
- A. Binh gia diệu lý yếu lược.
- B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
C. Dụ chư tỷ tướng hịch văn.
- D. Không có tên gọi khác.
Câu 7: Tác giả đã triển khai những luận điểm nào?
- A. Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.
- B. Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.
- C. Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?
- A. Có tấm lòng yêu thương nhân dân.
- B. Lập công lớn cho đất nước.
C. Tận trung với chủ, dám hi sinh bản thân vì đất nước.
- D. Đưa ra những kế sách hay.
Câu 9: Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ngay trong phần đầu nhằm mục đích gì?
- A. Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
- B. Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
- C. Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tỉnh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 10: Hình ảnh, từ ngữ sau thể hiện thái độ gì của tác giả: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
- A. Thái độ khoan nhượng.
B. Thái độ căm thù quân giặc.
- C. Thể hiện sự quyết tâm.
- D. Thể hiện sự thất vọng đối với binh sĩ.
Câu 11: Tác giả thể hiện giọng điệu thế nào khi bày tỏ lòng trung với chủ, với nước?
A. Giọng điệu tha thiết.
- B. Giọng điệu đanh thép.
- C, Giọng điệu bình tĩnh.
- D. Giọng điệu ngọt ngào.
Câu 12: Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc?
- A. Thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- B. Lưỡi cú diêu, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
C. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- D. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, nuốt gan uống máu quân thù.
Câu 13: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vạch trần bản chất tham lam, hống hách của giặc?
A. Ẩn dụ, nhân hóa.
- B. Nhân hóa, hoán dụ.
- C. Ẩn dụ, so sánh.
- D. Nhân hóa, so sánh.
Câu 14: "...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
- A. Sử dụng ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm.
- B. Nghệ thuật phóng đại.
- C. Sử dụng điển cố.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Khi nói chuyện với các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có giọng điệu như thế nào?
- A. Giọng điệu khuyên bảo.
- B. Giọng điệu tha thiết.
- C. Giọng điệu răn đe.
D. A và C đúng.
Câu 16: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyên lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười." Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?
- A, Nhắc nhở về tình cảm gắn bó như huynh đệ giữa chủ tướng và binh sĩ.
- B. Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua.
- C. Phê phán những biểu hiện sai trái.
D. A và B đúng.
Câu 17: Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ
- A. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
- B. Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc.
- C. Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thẳng kẻ thù xâm lược.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: " Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
- A. Có lòng căm thù giặc.
- B. Có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
- C. Có ý chí quyết tâm luyện binh, rèn kế đánh giặc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Xem toàn bộ: Soạn bài Hịch tướng sĩ
Bình luận