Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7 Bảo kính cảnh giới - bài 43 ( Nguyễn Trãi)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 7 Bảo kính cảnh giới - bài 43 ( Nguyễn Trãi) - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?

  • A. Âm thanh.
  • B. Màu sắc.
  • C. Hương vị
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Những âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống? 

  • A. Thanh bình, yên vui. 
  • B. Rộn ràng, tấp nập. 
  • C. Sống động, ồn ào.
  • D. Tưng bừng, náo nhiệt.

Câu 3: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng giác quan nào?

  • A. Thị giác
  • B. Khứu giác
  • C. Thính giác
  • D. Tất cả giác quan.

Câu 4: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là gì? 

  • A. Tả cảnh ngụ tình. 
  • B. Các cặp đối chỉnh. 
  • C. Sử dụng từ láy.
  • D. Tất cả đều đúng. 

Câu 5: Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì? 

  • A. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu. 
  • B. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu. 
  • C. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm. 
  • D. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu. 

Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt? 

  • A. Tịch dương. 
  • B. Hồng liên. 
  • C. Hòe lục. 
  • D. Thạch lựu. 

Câu 7: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè? 

  • A. Lao xao chợ cá làng ngu phủ. 
  • B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
  • C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. 
  • D. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ. 
Câu 8: Loại cây nào không có trong bài thơ? 
  • A. Hòe
  • B. Sen
  • C. Hồng
  • D. Thạch lực 
Câu 9: Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ Cảnh ngày hè là câu? 
  • A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
  • B. Rồi hóng mát thuở ngày trường. 
  • C. Dân giàu đủ khắp đòi phương. 
  • D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. 

Câu 10: Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là : 

  • A. Câu 1 và 5. 
  • B. Câu 1 và 7.
  • C. Câu 1 và 6.
  • D. Câu 1 và 8.
Câu 11: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ? 
  • A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời. 
  • B. Tấm lòng trăn trở trước thế sự. 
  • C. Tấm lòng ưu ái với dân với nước. 
  • D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật. 

Câu 12: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ? Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.

  • A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm.
  • B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống.
  • C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba.
  • D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.

Câu 13: Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào? 

  • A. Ức trai thi tập. 
  • B. Quốc ngữ thi tập. 
  • C. Thơ chữ Hán. 
  • D. Quốc âm thi tập. 

Câu 14: Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh mùa hè? 

  • A. Sự nóng rực của mùa hè. 
  • B. Sự tươi mát của thiên nhiên. 
  • C. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên.
  • D. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối. 

Câu 15: Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là? 

  • A. Một đêm hè thanh tĩnh, bình yên.
  • B. Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.
  • C. buổi trưa hè nồng nàn rực rỡ. 
  • D. Buổi chiều hè sinh động, tràn đầy sức sống.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác