Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8 Xuân về ( Nguyễn Bính)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 8 Xuân về ( Nguyễn Bính) - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? 

  • A. Thơ bảy chữ
  • B. Thơ tám chữ
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thơ năm chữ

Câu 2: Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm? 

  • A. Khi mùa đông về. 
  • B. Khi mùa xuân về. 
  • C. Khi mùa hè về. 
  • D. Khi mùa thu về. 

Câu 3: Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng? 

  • A. Hoa bưởi, hoa mai. 
  • B. Hoa mai, hoa đào. 
  • C. Hoa đào, hoa cam. 
  • D. Hoa cam, hoa bưởi.

Câu 4: Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy? 

  • A. 1 từ
  • B. 2 từ
  • C. 3 từ
  • D. 4 từ

Câu 5: Câu thơ Gậy trúc dắt bà già tóc bạc đã sử dụng biện pháp tu từ gì? 

  • A. So sánh. 
  • B. Ẩn dụ. 
  • C. Nhân hóa. 
  • D. Hoán dụ. 

Câu 6: Em hiểu cụm từ việc đồng nghĩa là gì? 

  • A. Công việc ngoài đồng ruộng. 
  • B. Công việc ở trong bếp. 
  • C. Công việc ở trên sông hồ. 
  • D. Công việc ở trong vườn. 

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng?

  • A. Thoang thoảng
  • B. Mờ nhạt
  • C. Nồng nàn
  • D. Nhạt nhòa

Câu 8: Em hiểu lúa thì con gái nghĩa là gì? 

  • A. Tên giống lúa này là con gái. 
  • B. Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn đầy sức sống nhất. 
  • C. Lúa có ngoại hình giống người con gái. 
  • D. Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái. 

Câu 9: Nguyễn Bính được coi là:

  • A. Bậc thầy về truyện ngắn hiện đại.
  • B. Người của hai thế kỉ.
  • C. Một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.
  • D. Thi sĩ của đồng quê.

Câu 10:Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính

  • A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  • C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 11: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Bính?

  • A. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
  • B. Sinh năm 1889, mất năm 1939.
  • C. Sinh năm 1920, mất năm 2002.
  • D. Sinh năm 1918, mất năm 1966.

Câu 12: Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:

  • A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.
  • B. Văn học cổ điển Trung Hoa.
  • C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.
  • D. Thơ Đường của Trung Quốc.

Câu 13: Câu nào dưới đây không phải tên và bút danh của Nguyễn Bính?

  • A. Nguyễn Bính.
  • B. Nguyễn Trọng Bính.
  • C. Nguyễn Bính Thuyết.
  • D. Trần Trọng Trí.

Câu 14: Tại sao nói, trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính là tiếng thơ “ quen nhất”?

  • A. Vì thơ ông sử dụng nhiều thi liệu của ca dao.
  • B. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới.
  • C. Vì thơ ông kết hợp được giữa thi pháp ca dao với thi pháp thơ tượng trưng Pháp.
  • D. Vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới vừa như đã có sẵn trong dân gian.

Câu 15: Trong bốn nhà thơ thuộc dòng “thơ quê” sau, nhà thơ nào được coi là thạo về cảnh quê?

  • A. Anh Thơ
  • B. Bàng Bá Lân
  • C. Đoàn Văn Cừ
  • D. Nguyễn Bính

Câu 16: Trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì sao?

  • A. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới.
  • B. Vì thơ ông viết nhiều về làng quê Việt Nam.
  • C. Vì ông rẩt am hiểu thói quen, phong tục của người Việt.
  • D. Vì ông đã tích hợp và phát huy một chách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sang tạo thơ mới.

Câu 17: Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của:

  • A. Cảnh quê
  • B. Đời quê
  • C. Hồn quê
  • D Nếp quê

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Soạn bài Xuân về


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác