Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Chiếc lá đầu tiên là ai? 

  • A. Hoàng Trung Thông. 
  • B. Hoàng Nhuận Cẩm. 
  • C. Hoàng Cầm. 
  • D. Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Câu 2: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được viết theo thể thơ gì? 

  • A. Thơ tám chữ. 
  • B. Thơ bảy chữ. 
  • C. Thơ tự do. 
  • D. Thơ năm chữ. 

Câu 3: Tác giả Hoàng Nhuận Cầm được mênh danh là: 

  • A. Nhà thơ của mùa thu. 
  • B. Nhà thơ của nông dân. 
  • C. Nhà thơ của tình yêu.
  • D. Nhà thơ của học sinh, sinh viên. 

Câu 4: Ngoài sáng tác thơ, Hoàng Nhuận cầm còn tham gia vào lĩnh vực nào?

  • A. Nhạc sĩ và nghiên cứu khoa học.
  • B. Sáng tác kịch bản và đóng phim.
  • C. Nhà phê bình văn học và sáng tác kịch bản.
  • D. Ca sĩ và sáng tác nhạc.

Câu 5: Bài thơ Tây Tiến được trích trong tập thơ nào? 

  • A. Rừng biển quê hương. 
  • B. Bài thơ sông Hồng. 
  • C. Mây đầu ô. 
  • D. Làng đồi đánh giặc. 

Câu 6: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Quang Dũng?

  • A. Là một nghệ sĩ đa tài.
  • B. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  • C. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Nam trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.
  • D. Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Câu 7: Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1986
  • B. 1987
  • C. 1988
  • D. 1989

Câu 8: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ là gì?

  • A. Khi ông được phân công đi công tác tại đơn vị Tây Tiến.
  • B. Khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.
  • C. Khi ông đi lên thăm một người bạn trong đơn vị Tây Tiến.
  • D. Khi ông đi thực tế vùng cao Tây Bắc và vô tình gặp đoàn quân Tây Tiến.

Câu 9: Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là: 

  • A. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta. 
  • B. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước ta. 
  • C. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba của nước ta. 
  • D. Đáp án khác. 

Câu 10: Đâu là tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi? 

  • A. Trừ gian, dẹp tà. 
  • B. Trừ gian, dẹp loạn. 
  • C. Trừ bạo, yên dân. 
  • D. Trừ gian, diệt ác. 

Câu 11: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? 

  • A. Ức Trai thi tập. 
  • B. Quốc Âm thi tập. 
  • C. Thanh Hiên thi tập. 
  • D. Dư địa chí. 

Câu 12: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Nguyễn Trãi?

  • A. Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp quan trọng trong những tác phẩm chữHán.
  • B. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là "bài ca yêu nước và tự hào dân tộc".
  • C. Ông là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ ở những thế kỉ sau.
  • D. Trong tư cách nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và tấm lòng luôn hướng về nhân dân.

Câu 13: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? 

  • A. Ức Trai thi tập. 
  • B. Quốc Âm thi tập. 
  • C. Thanh Hiên thi tập. 
  • D. Dư địa chí. 

Câu 14: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Nguyễn Trãi?

  • A. Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp quan trọng trong những tác phẩm chữHán.
  • B. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là "bài ca yêu nước và tự hào dân tộc".
  • C. Ông là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ ở những thế kỉ sau.
  • D. Trong tư cách nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và tấm lòng luôn hướng về nhân dân.

Câu 15: Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

  • A. Nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia.
  • B. Cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
  • C. Cho thấy kiến thức uyên thâm của bản thân.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác phẩm Quân trung từ mệnh tập?

  • A. Là tập hợp các thư từ, mệnh lệnh trong quân đội.
  • B. Do Nguyễn Trãi biên soạn trong giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên.
  • C. Là những áng văn luận chiến sắc sảo, đanh thép với lập luận chặt chẽ.
  • D. Giọng điệu tác phẩm lúc linh hoạt, lúc mềm dẻo.

Câu 17: Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về văn bản Thư lại Dụ Vương Tông?

  • A. Là bức thư số 35 trong Quân trung từ mệnh tập.
  • B. Được Nguyễn Trãi viết vào khoảng tháng 3 năm Đình Mùi.
  • C. Nội dung nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.
  • D. Nội dung nhằm vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cố.

Câu 18: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trãi?

  • A. Dư địa chí.
  • B. Lam Sơn thực lục. 
  • C. Bạch Vân am thi tập. 
  • D. Chí Linh sơn phú.
Câu 19: Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ Cảnh ngày hè là câu? 
  • A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
  • B. Rồi hóng mát thuở ngày trường. 
  • C. Dân giàu đủ khắp đòi phương. 
  • D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. 

Câu 20: Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là : 

  • A. Câu 1 và 5. 
  • B. Câu 1 và 7.
  • C. Câu 1 và 6.
  • D. Câu 1 và 8.
Câu 21: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ? 
  • A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời. 
  • B. Tấm lòng trăn trở trước thế sự. 
  • C. Tấm lòng ưu ái với dân với nước. 
  • D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật. 

Câu 22: Tác phẩm Đất rừng phương Nam thuộc thể loại gì? 

  • A. Tản văn. 
  • B. Truyện ngắn. 
  • C. Tiểu thuyết. 
  • D. Hồi kí. 

Câu 23: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Đoàn Giỏi?

  • A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.
  • B. Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.
  • C. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
  • D. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư.

Câu 24: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Đoàn Giỏi? 

  • A. Đường về gia hương. 
  • B. Sông nước Cà Mau. 
  • C. Những dòng máu Nam Kỳ. 
  • D. Hoa gạo đỏ.

Câu 25: Tác phẩm Giang được trích trong:

  • A. Trại bảy chú lùn. 
  • B. Khắc dấu mạn thuyền.
  • C. Bảo Ninh - Những truyện ngắn. 
  • D. Văn mới. 

Câu 26: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn?

  • A. Bao gồm 36 truyện ngắn.
  • B. Được kể bằng giọng văn hào sảng, hùng hồn về quá khứ và chiến tranh.
  • C. Là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu.
  • D. A và B.

Câu 27: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Bảo Ninh?

  • A. Là nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp.
  • B. Được mệnh danh là một trong những tác giả đem văn học Việt Nam ra thế giới.
  • C. Tác giả sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục.
  • D. Ông gia nhập quân đội khi mới mười bảy tuổi.

Câu 28:Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính

  • A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  • C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 29: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Bính?

  • A. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
  • B. Sinh năm 1889, mất năm 1939.
  • C. Sinh năm 1920, mất năm 2002.
  • D. Sinh năm 1918, mất năm 1966.

Câu 30: Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:

  • A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.
  • B. Văn học cổ điển Trung Hoa.
  • C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.
  • D. Thơ Đường của Trung Quốc.

Câu 31: Câu nào dưới đây không phải tên và bút danh của Nguyễn Bính?

  • A. Nguyễn Bính.
  • B. Nguyễn Trọng Bính.
  • C. Nguyễn Bính Thuyết.
  • D. Trần Trọng Trí.

Câu 32: Tại sao nói, trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính là tiếng thơ “ quen nhất”?

  • A. Vì thơ ông sử dụng nhiều thi liệu của ca dao.
  • B. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới.
  • C. Vì thơ ông kết hợp được giữa thi pháp ca dao với thi pháp thơ tượng trưng Pháp.
  • D. Vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới vừa như đã có sẵn trong dân gian.

Câu 33: Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng?

  • A. Buổi học cuối của một học kì.
  • B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.
  • C. Buổi học cuối cùng của một năm học.
  • D. Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.

Câu 34: Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918).
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
  • C. Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX.
  • D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX.

Câu 35: Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

  • A. Hồi hộp chờ và rất xúc động.
  • B. Vô tư và thờ ơ.
  • C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động.
  • D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.

Câu 36: Đúng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?

  • A. Đau đớn và rất xúc động.
  • B. Bình tĩnh và tự tin.
  • C. Bình thường như những buổi học khác.
  • D. Tức tối, căm phẫn.

Câu 37: Tác giả của Hịch tướng sĩ là ai? 

  • A. Trần Quốc Toản. 
  • B. Lý Thường Kiệt. 
  • C. Trần Quốc Tuấn. 
  • D. Ngô Thì Nhậm. 

Câu 38: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Trần Quốc Tuấn?

  • A. Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.
  • B. Ông nổi tiếng với lá cờ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
  • C. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hỉ sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 39: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về khái niệm thể hịch?

  • A, Là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu), trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.
  • B. Là bài văn nhân danh bậc đế vương tuyên bố với nhân dân một chủ trương hay chính sách quan trọng của triều đình.
  • C. Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
  • D. Là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước.

Câu 40: Hịch tướng sĩ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.
  • B. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.
  • C. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ tư.
  • D. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác