Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3 Thơ duyên ( Xuân Diệu)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Thơ duyên ( Xuân Diệu) - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thơ duyên”?

  • A. Hữu Thỉnh
  • B. Xuân Diệu
  • C. Tố Hữu
  • D. Tế Hanh

Câu 2: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 1?

  • A. Chiều thu mộng mị, say đắm lòng người.
  • B. Chiều thu mênh mông, toả đi khắp nơi.
  • C. Chiều thu vắng lặng, hiu quạnh.
  • D. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu.

Câu 3: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 2 và 3?

  • A. Sự rung động của đôi trai gái khi nghe tiếng gọi của thiên nhiên.
  • B. Mối tình giữa anh và em nảy nở trong một chiều thu đẹp đẽ.
  • C. Cành hoang ánh màu nắng vàng mát mẻ của mùa thu.
  • D. Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa.

Câu 4: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 4?

  • A. Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…, đều tìm về nơi chốn của mình.
  • B. Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn.
  • C. Trời đêm buông xuống thật huyền ảo và rộng lớn làm sao.
  • D. Cả A và B.

Câu 5: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 5?

  • A. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hoà sắc thu, tình thu. Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.
  • B. Mùa thu rộn ràng với rất nhiều con người ra ngoài thưởng thức không khí mùa thu.
  • C. Băng nhân gạ tỏ niềm cho nhiều đôi giai nhân.
  • D. Chiều hôm thật ngẩn ngơ như cái cách anh yêu em.

Câu 6: Chủ thể chữ tình trong bài thơ xuất hiện ở dạng gì?

  • A. Hai dạng: chủ thể ẩn và chủ thể có danh xưng rõ ràng.
  • B. Hai dạng: chủ thể “anh” và chủ thể “em”.
  • C. Chỉ có chủ thể ẩn.
  • D. Chỉ có chủ thể có danh xưng rõ ràng.

Câu 7: Thể thơ của bài thơ này là gì?

  • A. Thơ 5 chữ.
  • B. Thơ song thất lục bát.
  • C. Thơ 7 chữ.
  • D. Thơ mới.

Câu 8: Những từ nào vần với từ “duyên” ở câu đầu?

  • A. chuyền, huyền
  • B. chuyền
  • C. chim, tiếng
  • D. hoà, nhánh

Câu 9: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Xuân Diệu?

  • A. Cả quê nội lẫn quê ngoại đều là nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Xuân Diệu.
  • B. Thơ duyên là tập thơ thứ hai của Xuân Diệu.
  • C. Xuân Diệu là nhà thơ sớm nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
  • D. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng
  • những cách tân nghệ thuật đây sáng tạo.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của Xuân Diệu? 

  • A. Thơ ông giàu tính hàm súc, triết lý. 
  • B. Thơ ông mang tâm hồn đa sầu, đa cảm. 
  • C. Thơ ông dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với cảm. 
  • D. Thơ ông mang sức sống mãnh liệt của tình yêu, kỉ niệm về tuổi thơ, gia đình. 

Câu 11: Bài " Thơ duyên" được trích trong tập thơ nào? 

  • A. Tập " Thơ thơ". 
  • B. Tập " Gửi hương cho gió". 
  • C. Tập " Một khối hồng".
  • D. Tập " Thanh ca". 

Câu 12: Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì? 

  • A. Chiều mộng hòa trên nhánh duyên. 
  • B. Cây me- cặp chim chuyền. 
  • C. Trời xanh- lá.
  • D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 13: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2? 

  • A. Cảnh vật đột ngột trở nên lạnh lẽo và u buồn. 
  • B. Cảnh vật trở nên rực rỡ và tưới mới hơn. 
  • C. Cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật.
  • D. Cảnh vật trở nên hài hòa, nhẹ nhàng hơn. 

Câu 14: Từ " duyên" trong nhan đề " Thơ duyên" có nghĩa là gì? 

  • A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên. 
  • B. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người. 
  • C. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc. 
  • D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước. 

Câu 15: Tác giả đã dùng từ loại gì để thể hiện sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật trong khổ 4? 

  • A. Sử dụng từ láy. 
  • B. Sử dụng động từ. 
  • C. Sử dụng từ ghép. 
  • D. Sử dụng từ mang ý nghĩa tăng tiến. 

Câu 16: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? 

  • A. Tình yêu với cuộc đời. 
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước. 
  • C. Tình yêu thiên nhiên. 

  • D. Tình yêu lứa đôi. 

Câu 17: Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì? 

  • A. Chiều mộng hòa trên nhánh duyên. 
  • B. Cây me- cặp chim chuyền. 
  • C. Trời xanh-lá. 
  • D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 18: Sự khác biệt trong bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 và khổ 4 là gì?

  • A. Thiên nhiên trong khổ 1 mang màu sắc duyên tình thể hiện qua hình ảnh cặp chim vui đùa ríu rít còn khổ 4 chỉ còn cảnh thiên nhiên đang sập tối.
  • B. Khổ 1 thì bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với những hình ảnh nổi bật về cặp chim, bầu trời và khúc giao hoà vào thu tựa như tiếng đàn trong khi khổ 4 là cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới, mọi thú đang vội vã.
  • C. Khổ 1 có khúc giao hoà du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan toả dịu dàng, sâu lắng trong không gian. Khổ 4 không có âm thanh mà chỉ có các hình ảnh đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Cảm xúc của “anh” / “em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”?

  • A. “Anh” và “em” đều là những tâm hồn giàu cảm xúc; xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu.
  • B. Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buôn lạnh, những sinh linh cô độc cũng khao khát tìm nơi chốn của mình.
  • C. Cảm xúc của anh/em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài thơ này là gì?

  • A. Việc sử dụng từ láy một cách linh hoạt, chuẩn xác.
  • B. Việc tạo vần điệu có sự kết nối mạnh mẽ trong toàn bài thơ.
  • C. Cái nhìn tinh tế để thấy được vẻ đẹp của mùa thu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Soạn bài Thơ duyên


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác