Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngoại hình của thần Trụ Trời như thế nào?
A. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- B. Vóc dáng khổng lồ, ngẩng đầu đội trời lên.
- C. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao.
- D. Vóc dáng cao, to khổng lồ, chân siêu dài có thể bước sang vùng khác
Câu 2: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?
- A. Truyền thuyết.
- B. Truyện cổ tích.
C. Thần thoại.
- D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 3: Đoạn văn dưới đây cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào của người Việt? Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
- A. Lạc Long Quân - Âu Cơ
- B. Thánh Gióng
- C. Sự tích Hồ Gươm
D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Câu 4: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?
A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Tru Trời
- B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
- C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
- D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
Câu 5: Thần Prô-mê-tê đã làm điều gì cho con người?
- A. Tái tạo con người một thân hình đẹp đẽ, thanh cao.
- B. Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác.
- C. Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 6: Những việc thần Prô-mê-tê đã làm giúp người đọc hình dung như thế nào về nhân vật ?
- A. Không chú trọng đến cuộc sống của con người.
B. Luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người.
- C. Chỉ chú trọng làm tốt trọng trách của một vị thần.
- D. Luôn có những đòi hỏi quá đáng đối với con người.
Câu 7: Khi được thần Prô-mê-tê trao tặng ngọn lửa, con người đã có thái độ như thế nào?
- A. Thờ ơ, mặc kệ.
- B. Thái độ khinh thường.
C. Nói lời cảm ơn, thái độ kính trọng.
- D. Thái độ tráo trở.
Câu 8: Nguyên nhân nào khiến hai vị thần quyết định tạo ra con người?
A. Vì mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ.
- B. Vì hai vị thần muốn có người phục vụ mình.
- C. Vì hai vị thần muốn chứng tỏ sức mạnh của mình.
- D. Đáp án khác.
Câu 9: Thần Ê-pi-mê-tê đã làm gì để tạo ra loài người?
- A. Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác.
- B. Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh toát hơn.
C. Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần.
- D. Ban cho loài người ngọn lửa.
Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người?
- A. Dài dòng.
- B. Ngắn ngọn.
C. Ngắn gọn, cụ thể.
- D. Tập trung chủ yếu vào khắc họa những chi tiết về sức mạnh của hai vị thần.
Câu 11: Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lý giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?
- A. Chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa.
- B. Dựa vào những sự kiện có thật, có bằng chứng cụ thể.
- C. Xuất pháp từ mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn.
D. A và C đúng.
Câu 12: Sử thi gồm có mấy loại?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 13: Các loại của sử thi bao gồm những loại nào?
- A. Sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi cổ điển.
- B. Sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi cổ đại.
C. Sử thi anh hùng dân gian, sử thi thần thoại, sử thi anh hùng.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 14: Nghệ thuật sử thi bao gồm những yếu tố nào sau đây?
- A. Văn xuôi xen lẫn văn vần.
- B. Có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ.
- C. Sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 15: Nội dung của sử thi thường có đặc điểm gì?
- A. Có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ.
- B. Biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng.
- C. Thể hiện quá trình vân động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc thể loại nào?
- A. Thần thoại.
- B. Truyền thuyết.
- C. Cổ tích.
D. Sử thi.
Câu 17: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây được trích từ tác phẩm nào?
- A. Ô-đi-xê.
- B. I-li-át.
C. Đăm Săn.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 18: Sử thi Đăm Săm là sử thi của dân tộc nào?
- A. Ba-na.
B. Ê-đê.
- C. Tày.
- D. Mường.
Câu 19: Bài đọc “Gặp Ka-ríp và Xi-la” được trích từ tác phẩm nào?
- A. Đăm Săn
B. Odyssey
- C. Cuộc tu bổ lại các giống vật
- D. Xác ước Amumu
Câu 20: Circe đã báo trước cho Odyssey về điều gì?
- A. Chàng còn gặp phải những nguy hiểm khác nữa.
- B. Cách đối phó với các thử thách sắp tới.
- C. Cách nói chuyện với ba mẹ nàng như thế nào cho phải.
D. Cả A và B.
Câu 21: Odyssey đã làm gì khi nghe xong lời báo trước của Circe?
A. Trở lại thuyền, cổ vũ các bạn đồng hành cởi buộc lái ra đi.
- B. Vội vã lên thuyền, ngồi xuống trước những cọc chèo.
- C. Đập mái chèo xuống mặt biển làm bọt nước sôi lên.
- D. Bàn cách nói chuyện với các bạn đồng hành.
Câu 22: Tác giả giới thiệu về nhà dài là gì?
A. Là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng chế độ mẫu hệ của người Ê-đê.
- B. Là một loại nhà dài ngoằng của các thệ trước đây của người Ê-đê.
- C. Là một loại nhà hiện đại, vừa mới được người dân Ê-đê công nhận.
- D. Là ngôi nhà lớn, sang trọng, quyền quý trong sử thi của người Ê-đê.
Câu 23: Nhà dài là nơi ở chung của ai?
- A. Của một bộ tộc.
- B. Của một quân đoàn ra trận.
- C. Của nhiều thế hệ, có khi là của cả một dòng họ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Nhà dài thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi có việc gì xảy ra?
- A. Khi một thành viên nam trong gia đinh cưới vợ.
- B. Khi một thành viên nữ trong gia đình lập gia thất.
- C. Khi gia đình có nhiều tiền hơn.
D. Cả A và C.
Câu 25: Sử thi Đăm Săn đã mô tả chiều dài của nhà dài bằng hình ảnh nào?
A. Nhà dài như một dãy núi xa mờ.
- B. Nhà dài như một hòn ngọc quý giữa đất trời.
- C. Giá trị của nhà dài nằm ở trong tim mỗi người Ê-đê.
D. Nhà dài như một tiếng chiêng.
Câu 26: Tác giả của " Hương Sơn phong cảnh" là ai?
- A. Phạm Tiến Duật.
- B. Nguyễn Vũ Tiềm.
C. Chu Mạnh Trinh.
- D. Đỗ Trung Lai.
Câu 27: Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể loại nào?
- A. Thể đồng dao.
B. Thể hát nói.
- C. Thể thơ lục bát.
- D. Thể thơ thất ngôn.
Câu 28: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thể hát nói?
A. Hát nói là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- B. Bài hát nói chính thể có 11 câu, chia làm 3 phần.
- C. Trong bài hát nói, quy định vê số tiếng, cách gieo vần và nhịp tương đối tự do.
- D. Khổ giữa trong bài hát nói là nội dung chính của bài hát nói.
Câu 29: Ai là tác giả của bài thơ “Thơ duyên”?
- A. Hữu Thỉnh
B. Xuân Diệu
- C. Tố Hữu
- D. Tế Hanh
Câu 30: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 1 bài thơ “Thơ duyên”?
- A. Chiều thu mộng mị, say đắm lòng người.
- B. Chiều thu mênh mông, toả đi khắp nơi.
- C. Chiều thu vắng lặng, hiu quạnh.
D. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu.
Câu 31: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 2 và 3 bài thơ “Thơ duyên”?
- A. Sự rung động của đôi trai gái khi nghe tiếng gọi của thiên nhiên.
- B. Mối tình giữa anh và em nảy nở trong một chiều thu đẹp đẽ.
- C. Cành hoang ánh màu nắng vàng mát mẻ của mùa thu.
D. Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa.
Câu 32: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 4 bài thơ “Thơ duyên”?
- A. Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…, đều tìm về nơi chốn của mình.
- B. Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn.
- C. Trời đêm buông xuống thật huyền ảo và rộng lớn làm sao.
D. Cả A và B.
Câu 33: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 5 bài thơ “Thơ duyên”?
A. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hoà sắc thu, tình thu. Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.
- B. Mùa thu rộn ràng với rất nhiều con người ra ngoài thưởng thức không khí mùa thu.
- C. Băng nhân gạ tỏ niềm cho nhiều đôi giai nhân.
- D. Chiều hôm thật ngẩn ngơ như cái cách anh yêu em.
Câu 34: Cách đưa tin của văn bản "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống" là gì?
A., Thuộc dạng báo điện tử.
- B. Thuộc dạng báo giấy.
- C. Thuộc dạng đài phát thanh.
- D. Thuộc dạng đài truyền hình.
Câu 35: Sự thể hiện quan điểm người viết của văn bản "Nhà hát cải lương.." có đặc điểm gì?
- A. Đảm bảo được độ khách quan.
- B. Cập nhật tin tức nhanh chóng.
- C. Đưa tin hơi chậm so với sự kiện.
D. A và B đúng.
Câu 36: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
- A. Là các ngôn ngữ nhân tạo.
- B. Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
- C. Là các phương tiện chi phối việc giao tiếp tự nhiên, khiến nó có tính phi ngôn ngữ mạnh mẽ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 37: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng như thế nào?
- A. Kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
- B. Sử dụng trong các thể văn như thần thoại, sử thi, cổ tích để làm tăng tính sinh động.
- C. Sử dụng liên tục trong văn viết hoặc thuyết trình để làm cân đối nội dung.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 38: Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa”?
- A. Nhân vật Kính Tâm.
B. Nhân vật Thị Mầu.
- C. Tiếng đế.
- D. Tiếng người dẫn.
Câu 39: Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?
- A. Nỗi oan không có thật.
- B. Việc rõ ràng do mình gây ra những vẫn kêu oan.
C. Ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.
- D. Nỗi oan đến chết vẫn không được giải.
Câu 40: Thái độ của nhân vật Kính Tâm khi nói chuyện với Thị Mầu ra sao?
- A. Ít nói, kiệm lời.
- B. Luôn muốn né tránh Thị Mầu.
- C. Bình tĩnh trước những câu nói ghẹo của Thị Mầu.
D. Cả ba đáp án trên.
Bình luận