Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại? 

  • A. Không gian, thời gian. 
  • B. Cốt truyện. 
  • C. Nhân vật. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt? 

  • A. Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ. 
  • B. Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật. 
  • C. Là người đã có công tạo ra trời đất. 
  • D. A và C đúng. 

Câu 3: Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì? 

  • A. Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng. 
  • B. Còn mang yếu tố hư cấu. 
  • C. Có nhiều bằng chứng xác thực. 
  • D. A và B đúng. 

Câu 4: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu " đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp..." trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?

  • A. Sự tích trầu cau. 
  • B. Sự tích bánh chưng, bánh dày. 
  • C. Sự tích ông trời. 
  • D, Sự tích cái chổi. 

Câu 5: Thần Ê-pi-mê-tê đã làm gì để tạo ra loài người? 

  • A. Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác. 
  • B. Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh toát hơn. 
  • C. Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần. 
  • D. Ban cho loài người ngọn lửa.

Câu 6: Ý nào sau đây đúng khi nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người? 

  • A. Dài dòng. 
  • B. Ngắn ngọn. 
  • C. Ngắn gọn, cụ thể. 
  • D. Tập trung chủ yếu vào khắc họa những chi tiết về sức mạnh của hai vị thần. 

Câu 7: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây được trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Ô-đi-xê.
  • B. I-li-át.
  • C. Đăm Săn. 
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 8: Sử thi Đăm Săm là sử thi của dân tộc nào? 

  • A. Ba-na. 
  • B. Ê-đê. 
  • C. Tày. 
  • D. Mường.

Câu 9: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là đoạn giữa của sử thi Đăm Săn, đúng hay sai? 

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 10: Giá trị nội dung của văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là gì? 

  • A. Khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với những phẩm chất như trọng danh dự, gắn bó và trân trọng gia đình, dũng cảm, tài giỏi. 
  • B. Thể hiện văn hóa của người Ê-đê, khát vọng không có giới hạn của cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng. 
  • C. Cho thấy phần nào hình ảnh của những người anh hùng cổ đại xưa qua nhân vật Đăm Săn. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 11: Giá trị nghệ thuật của văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là gì? 

  • A. Nghệ thuật so sánh, phóng đại. 
  • B. Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ bao la. 
  • C. Lời văn rõ ràng, mạch lạc, mang đặc trưng của thể loại sử thi. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 12: Tại sao Circe bảo phải coi chừng các nàng Xi-ren?

  • A. Vì chúng có những thủ đoạn tàn độc nhất.
  • B. Vì chúng sẽ chờ giết Odyssey ở thành Troy.
  • C. Vì chúng là những yêu nữ hung ác, dùng giọng hát mê hoặc con người.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Việc Odyssey nói cho mọi người những điều tiên đoán của Circe thể hiện điều gì?

  • A. Sự kiêu ngạo của Odyssey.
  • B. Odyssey không muốn bạn của mình chết thảm.
  • C. Sự thông minh của Odyssey vì anh đã nhận ra được sự độc địa trong lời nói của Circe.
  • D. Cả B và C.

Câu 14: Vì sao phải trói Odyssey lại khi đi qua đảo của các nàng Xi-ren?

  • A. Để không bị mê hoặc dẫn đến thảm cục.
  • B. Vì Odyssey là người được hiến tế cho các vong hồn trên đảo.
  • C. Vì Odyssey biết những bí mật kinh khủng trên đảo.
  • D. Vì các thuỷ thủ sợ một điều gì đó ác độc sẽ khiến cho Odyssey chạy trốn.

Câu 15: Đâu không phải một câu hát của các nàng Xi-ren khi gặp Odyssey?

  • A. Hỡi Odyssey nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người Achae, mời chàng hãy lại đây, dừng thuyền nghe chúng em hát đã.
  • B. Xưa này chưa từng có người nào đi thuyền đen qua đây mà không dừng lại nghe tiếng hát dịu dàng êm ái của chúng em; khi ra đi ai cũng say mê và cảm thấy mình thông thái hơn.
  • C. Odyssey thân yêu ơi, ngay từ cái nhìn đầu tiên, và mặc dù chưa được nghe anh nói, nhưng chúng em biết chúng em đã phải lòng anh rồi.
  • D. Vì chúng em biết, do ý muốn của thần linh, quân Troy và quân Argos đã phải đau khổ như thế nào trên đất Troy bao la, và chúng em cũng biết mọi sự xảy ra trên mặt đất nuôi sống muôn loài.

Câu 16: Tại sao độ dài của nhà thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang?

  • A. Vì nhà làm bằng vật liệu đó.
  • B. Vì dầm ngang là một cụ phổ biến của người dân Ê-đê.
  • C. Vì ngươi Ê-đê chỉ biết dùng công cụ đó để đo đạc.
  • D. Bài đọc không lí giải tại sao.

Câu 17: Tại sao có những ngôi nhà rất là dài?

  • A. Vì những người đàn ông trong nhà lấy quá nhiều vợ.
  • B. Vì con gái, cháu gái,… lấy chồng. Số lượng phụ nữ trong nhà tăng lên.
  • C. Vì đồ truyền thống trong nhà ngày một tăng lên.
  • D. Vì yêu cầu bắt buộc của người Ê-đê.

Câu 18: Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê-đê chạm khác những gì?

  • A. Rất nhiều hình con vật.
  • B. Phụng vũ cửu thiên.
  • C. Những nét đặc trưng văn hoá của họ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết nào khi đến nhà Đăm Par Kvây? 

  • A. Giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây. 
  • B. Giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung. 
  • C. Nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 20: Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn điều gì khi chàng có ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ? 

  • A. Cổ vũ, khuyên Đăm Săn hãy cố gắng hết sức mình để có thể cưới được Nữ thần Mặt Trời. 
  • B. Suy nghĩ, đưa ra một số kế hoạch và khuyên Đăm Săn làm theo. 
  • C. Ngăn cản, khuyên Đăm Par Kvây không nên mạo hiểm đi vào chốn rừng thiêng nước độc. 
  • D. Không khuyên nhủ gì cả. 

Câu 21: Đăm Săn có thái độ và phản ứng như thế nào khi được Đăm Par Kvây khuyên nhủ? 

  • A. Đồng tình, nghe theo lời khuyên của Đăm Par Kvây. 
  • B. Phớt lờ, bỏ ngoài tai coi nhưu không nghe thấy. 
  • C. Vẫn giữ vững ý định, không run sợ trước những lời cảnh báo của Đăm Par Kvây và tự tin vào bản thân. 
  • D. Sợ hãi, nao nứng và lo lắng. 

Câu 22: Vì sao Nữ thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn? 

  • A. Vì bản thân nàng là sự sống của muôn loài, nếu nàng đi thì mọi vật sẽ không còn sinh tồn được, sẽ chết hết. 
  • B. Vì nàng là người đã có gia đình. 
  • C. Vì nàng không có tình cảm với Đăm Săn. 
  • D. Tất cả những lý do trên. 

Câu 23: Cụm từ “Đệ nhất động” trong bài thơ có tác dụng biểu đạt là gì?

  • A. Cho người đọc thấy vị thế của động ở Hương Sơn.
  • B. Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bày tỏ tình cảm tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
  • C. Tạo cảm giác hùng vĩ, trang nghiêm cho không gian Hương Sơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Những cụm như “thú Hương Sơn ao ước…, giật mình trong giấc mộng, ai khéo hoạ hình…” có tác dụng biểu đạt như thế nào?

  • A. Thể hiện cảnh sắc ở Hương Sơn quá đẹp, khiến người ta mê mẩm.
  • B. Thể hiện cảm xúc yêu mến xuất hiện trong giấc mộng của chủ thể trữ tình.
  • C. Làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình trước không gian hùng vĩ của Hương Sơn.
  • D. Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực, “cầu được ước thấy”.

Câu 25: Những từ láy tượng hình, tượng thanh như “thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh…” có tác dụng biểu đạt là gì?

  • A. Chỉ ra đặc điểm của các sự vật ở Hương Sơn.
  • B. Gợi tả mức độ sắc thái của các sự vật, âm thanh ở Hương Sơn.
  • C. Hỗ trỡ những cảm xúc của chủ thể trữ tình trong việc bày tỏ những đánh giá về Hương Sơn.
  • D. Gợi tả đúng những âm thanh, màu sắc, đường nét, vẻ đẹp diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong cảnh Hương Sơn.

Câu 26: Từ " duyên" trong nhan đề " Thơ duyên" có nghĩa là gì? 

  • A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên. 
  • B. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người. 
  • C. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc. 
  • D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước. 

Câu 27: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Thơ duyênlà gì? 

  • A. Tình yêu với cuộc đời. 
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước. 
  • C. Tình yêu thiên nhiên. 

  • D. Tình yêu lứa đôi. 

Câu 28: Thông điệp gửi gắm qua bài đọc Lời má năm xưa này là gì?

  • A. Mỗi chúng ta nên yêu thương động vật, không nên vì thích thú cá nhân mà giết chóc lung tung.
  • B. Mỗi chúng ta khi muốn bắn giết chim thì phải không để bố mẹ biết.
  • C. Sự hối hận và bối rồi bắt nguồn từ sự không chuẩn xác và dứt khoát.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 29: Ta có thể đánh giá thế nào về hành động bắn chim thằng chài của những cậu bé trong bài đọc Lời má năm xưa?

  • A. Bọn nhỏ rất giỏi và có kinh nghiệm trong việc rình bắt chim.
  • B. Bắn súng từ trước đến nay vẫn là một việc làm, thú vui yêu thích của trẻ con. Tuy nhiên dùng súng để bắn, giết các loài vật là không nên.
  • C. Đó là một việc làm hay của bọn nhỏ để giúp chim có thể sinh tồn tốt hơn trong môi trường ô nhiễm như hiện nay.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 30: Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?

  • A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.
  • B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.
  • C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.
  • D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.

Câu 31: Ý nghĩa của bức tranh "Lợn đàn" là gì?

  • A. Ý nghĩa về sự ấm no, sung túc.
  • B. Ý nghĩa về sự may mắn.
  • C. Ý nghĩa về sự hạnh phúc.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 32: Ngoài những hình ảnh mộc mạc của làng quê, tranh Đông Hồ còn đề cập đến vấn đề gì?

  • A. Tình yêu đôi lứa.
  • B. Cảnh đẹp đất nước.
  • C. Mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn.
  • D. Những câu ca dao, tục ngữ.

Câu 33: Sự thể hiện quan điểm người viết của văn bản "Thêm một bản dịch..." có đặc điểm øì?

  • A. Thể hiện sự khách quan, chính xác.
  • B. Đưa tin một cách nhanh chóng, kịp thời.
  • C. Đưa tin hơi chậm so với sự kiện.
  • D. A và C.

Câu 34: Tính hàm súc của văn bản "Nhà hát cải lương..." được thể hiện ở:

  • A. Bản tin thể hiện được không khí của buổi khánh thành phòng truyền thống tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
  • B. Bản tin đã tường thuật lại sự kiện diễn ra trong ngày hôm đó nên đảm bảo được tính mới.
  • C. Bản tin có hình ảnh cụ thể.
  • D. Bản tin thể hiện rõ niềm tự hào.

Câu 35: Đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất” là của tác giả nào?

  • A. Trần Đình Tiến
  • B. Phạm Hổ
  • C. Thanh Hải
  • D. Phạm Ngọc Cảnh

Câu 36: Câu nào sau đây nói đúng về “Lí ngựa ô”?

  • A. Là một bài thơ thể hiện tình cảm đôi lứa cùng với những trăn trở không dứt của con người.
  • B. Là một điệu lí dùng biểu tượng ngựa ô để thể hiện tình yêu đôi lứa, tục cưới hỏi, rước râu, khát vọng hạnh phúc.
  • C. Là một điệu dân ca quan họ, có ảnh hưởng sâu rộng đế nghệ thuật phương Nam.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 37: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Bài đọc này là thuộc thể loại gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Phóng sự
  • C. Kí sự
  • D. Truyện ngắn

Câu 38: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Câu nào sau đây có chứa trích dẫn?

  • A. Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy.
  • B. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen; nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?
  • C. Đó là những cách thu hút khách bằng mắt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 39: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vẻ đẹp của Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu?

  • A, Da trắng như tuyết.
  • B. Đẹp như sao băng.
  • C. Cổ cao ba ngấn.
  • D. Lông mày nét ngang.

Câu 40: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?

  • A, Quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình.
  • B. Quan niệm phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc.
  • C. Tình yêu vượt lên trên những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác