Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?
- A. Do sự kiến tạo của Trái Đất.
- B. Do chiếc tru trời bị gãy.
C. Do thần phá cột tru trời đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.
- D. Do hiện tượng thay đổi địa hình.
Câu 2: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?
- A. Trời
- B. Ngọc Hoàng
C. Cả A và B đều đúng
- D. Thiên đế
Câu 3: Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt?
- A. Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ.
- B. Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật.
- C. Là người đã có công tạo ra trời đất.
D. A và C đúng.
Câu 4: Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì?
- A. Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng.
- B. Còn mang yếu tố hư cấu.
- C. Có nhiều bằng chứng xác thực.
D. A và B đúng.
Câu 5: Khi được thần Prô-mê-tê trao tặng ngọn lửa, con người đã có thái độ như thế nào?
- A. Thờ ơ, mặc kệ.
- B. Thái độ khinh thường.
C. Nói lời cảm ơn, thái độ kính trọng.
- D. Thái độ tráo trở.
Câu 6: Nguyên nhân nào khiến hai vị thần quyết định tạo ra con người?
A. Vì mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ.
- B. Vì hai vị thần muốn có người phục vụ mình.
- C. Vì hai vị thần muốn chứng tỏ sức mạnh của mình.
- D. Đáp án khác.
Câu 7: Thần Ê-pi-mê-tê đã làm gì để tạo ra loài người?
- A. Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác.
- B. Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh toát hơn.
C. Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần.
- D. Ban cho loài người ngọn lửa.
Câu 8: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc thể loại nào?
- A. Thần thoại.
- B. Truyền thuyết.
- C. Cổ tích.
D. Sử thi.
Câu 9: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây được trích từ tác phẩm nào?
- A. Ô-đi-xê.
- B. I-li-át.
C. Đăm Săn.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 10: Câu nào không đúng về tác phẩm “Odyssey”?
- A. Odyssey là một tác phẩm sử thi lớn của Hy Lạp cổ đại.
B. Odyssey gồm 120000 câu thơ, chia thành 240 khúc.
- C. Odyssey kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Odyssey sau chiến thắng tại thành Troy.
- D. Odyssey ca ngợi trí tuệ, dũng khí, nghĩ lực của con người.
Câu 11: Điều gì khiến cho thuyền của Odyssey đi nhanh?
- A. Sức mạnh của Circe.
- B. Khả năng chèo thuyền tốt của thuỷ thủ.
- C. Odyssey có sức mạnh tâm linh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Tại sao Circe bảo phải coi chừng các nàng Xi-ren?
- A. Vì chúng có những thủ đoạn tàn độc nhất.
- B. Vì chúng sẽ chờ giết Odyssey ở thành Troy.
- C. Vì chúng là những yêu nữ hung ác, dùng giọng hát mê hoặc con người.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Người Ê-đê thường làm nhà theo hướng nào?
A. Bắc – nam.
- B. Đông – tây.
- C. Đông bắc – tây nam
- D. Hướng có mặt trời chiếu rọi.
Câu 14: Nhìn từ xa, nhà dài có hình dáng trông như thế nào?
- A. Như một con tàu.
- B. Như một dải lụa.
C. Như một cái thuyền.
- D. Như một ngọn núi xa mờ.
Câu 15: Chiều dài ngôi nhà dài của người Ê-đê nói lên điều gì ở chủ nhân của ngôi nhà?
- A. Mức độ nghèo túng.
- B. Mức độ truyền thống.
C. Mức độ thịnh vượng.
- D. Cả B và C.
Câu 16: Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết nào khi đến nhà Đăm Par Kvây?
- A. Giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.
- B. Giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.
- C. Nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn điều gì khi chàng có ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ?
- A. Cổ vũ, khuyên Đăm Săn hãy cố gắng hết sức mình để có thể cưới được Nữ thần Mặt Trời.
- B. Suy nghĩ, đưa ra một số kế hoạch và khuyên Đăm Săn làm theo.
C. Ngăn cản, khuyên Đăm Par Kvây không nên mạo hiểm đi vào chốn rừng thiêng nước độc.
- D. Không khuyên nhủ gì cả.
Câu 18: Đăm Săn có thái độ và phản ứng như thế nào khi được Đăm Par Kvây khuyên nhủ?
- A. Đồng tình, nghe theo lời khuyên của Đăm Par Kvây.
- B. Phớt lờ, bỏ ngoài tai coi nhưu không nghe thấy.
C. Vẫn giữ vững ý định, không run sợ trước những lời cảnh báo của Đăm Par Kvây và tự tin vào bản thân.
- D. Sợ hãi, nao nứng và lo lắng.
Câu 19: Vì sao Nữ thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
A. Vì bản thân nàng là sự sống của muôn loài, nếu nàng đi thì mọi vật sẽ không còn sinh tồn được, sẽ chết hết.
- B. Vì nàng là người đã có gia đình.
- C. Vì nàng không có tình cảm với Đăm Săn.
- D. Tất cả những lý do trên.
Câu 20: Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể loại nào?
- A. Thể đồng dao.
B. Thể hát nói.
- C. Thể thơ lục bát.
- D. Thể thơ thất ngôn.
Câu 21: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thể hát nói?
A. Hát nói là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- B. Bài hát nói chính thể có 11 câu, chia làm 3 phần.
- C. Trong bài hát nói, quy định vê số tiếng, cách gieo vần và nhịp tương đối tự do.
- D. Khổ giữa trong bài hát nói là nội dung chính của bài hát nói.
Câu 22: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Chủ Mạnh Trinh?
- A. Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ năm 1892; năm 1903, ông từ quan về quê.
- B. Ông là người thạo cầm, kì, thị, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.
C. Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Nghệ An.
- D. Ông là người đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.
Câu 23: Hương Sơn được mệnh danh là?
- A. Nam thiên đệ nhất chùa.
- B. Nam thiên đệ nhất thác.
- C. Nam thiên đệ nhất hùng quan.
D. Nam thiên đệ nhất động.
Câu 24: Tác giả của bài đọc “Lời má năm xưa” là ai?
- A. Trần Quốc Hoàn
B. Trần Bảo Định
- C. Lê Lựu
- D. Tô Hoài
Câu 25: Câu nào sau đây đúng về chim thằng chài mái?
A. Không ấp trứng, không nuôi con.
- B. Ấp trứng, nuôi con rất cẩn thận.
- C. Dạy con cách bắt cá.
- D. Dạy con cách tránh bị con người săn đuổi.
Câu 26: Những con chim thằng chài làm gì khi trưởng thành?
- A. Giết hại đồng loại nếu không có thức ăn.
- B. Đi lên núi kiếm ăn.
- C. Nhìn nhau, tụ quần bảo vệ nhau.
D. Cả B và C.
Câu 27: Tôi bị làm sao khi bắn thằng chài rớt bên sông?
- A. Bị những con chim đồng loại đuổi theo.
- B. Bị người nuôi chim đuổi bắt.
C. Bị má đánh đòn.
- D. Không bị làm sao.
Câu 28: Cho câu sau: “Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô giáo Nguyễn Thanh Vân”.
Câu trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi lặp từ
- B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- D. Lỗi kết hợp danh từ chung và riêng.
Câu 29: Cho đoạn sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
Đoặn văn trên mắc lỗi gì?
A. Lỗi lặp từ
- B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- D. Không mắc lỗi gì cả.
Câu 30: Cho câu sau: “Anh ấy rất chân trọng những gì tạo hoá ban cho.”
Câu văn trên mắc lỗi gì?
- A. Lỗi lặp từ.
- B. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
- C. Lỗi dùng sai từ.
D. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
Câu 31: Cho câu sau: “Nhờ luyện thành được “Thái cực quyền và Thái cực kiếm”, Trương Tam Phong đã trở thành người có võ công cái thế, thiên hạ vô song.”
Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?
- A. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- C. Câu văn không mắc lỗi.
D. Lỗi thừa từ ngữ.
Câu 32: Nhan đề sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
- A. Giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.
B. Giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc.
- C. Giúp hình thức văn bản trở nên thu hút.
- D. Không có tác dụng.
Câu 33: Mục đích viết của tác giả là gì trong văn bản Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
- A. Truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- B. Kêu gọi sự bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
- C. Quảng cáo, bán tranh Đông Hồ.
D. A và B đúng.
Câu 34: Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?
- A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.
B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.
- C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.
- D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.
Câu 35: Ý nghĩa của bức tranh "Lợn đàn" là gì trong văn bản Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
- A. Ý nghĩa về sự ấm no, sung túc.
- B. Ý nghĩa về sự may mắn.
- C. Ý nghĩa về sự hạnh phúc.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 36: Cách đưa tin của văn bản "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống" là gì?
A., Thuộc dạng báo điện tử.
- B. Thuộc dạng báo giấy.
- C. Thuộc dạng đài phát thanh.
- D. Thuộc dạng đài truyền hình.
Câu 37: Sự thể hiện quan điểm người viết của văn bản "Nhà hát cải lương.." có đặc điểm gì?
- A. Đảm bảo được độ khách quan.
- B. Cập nhật tin tức nhanh chóng.
- C. Đưa tin hơi chậm so với sự kiện.
D. A và B đúng.
Câu 38: Sự thể hiện quan điểm người viết của văn bản "Thêm một bản dịch..." có đặc điểm øì?
- A. Thể hiện sự khách quan, chính xác.
- B. Đưa tin một cách nhanh chóng, kịp thời.
- C. Đưa tin hơi chậm so với sự kiện.
D. A và C.
Câu 39: Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này là gì?
- A, Quan xử kiện vì công bằng, lẽ phải.
B. Xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thẳng.
- C. Xử án dựa vào tình cảm và mối quan hệ.
- D. Đáp án khác.
Câu 40: Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua "Huyện Trìa xử án”?
- A. Thái độ vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười là chính.
- B. Thái độ trung lập.
C. Thái độ mỉa mai, châm biếm.
- D. Thái độ ca ngợi.
Bình luận