Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
- A. Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.
- B. Trời đất phân đôi, chia tách.
- C. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?
- A. Do sự kiến tạo của Trái Đất.
- B. Do chiếc tru trời bị gãy.
C. Do thần phá cột tru trời đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.
- D. Do hiện tượng thay đổi địa hình.
Câu 3: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?
- A. Trời
- B. Ngọc Hoàng
C. Cả A và B đều đúng
- D. Thiên đế
Câu 9: Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?
- A. Nhận thức và cách lí giải về nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo và gắn liền với hình ảnh các vị thần.
- B. Hiện nay các vị thần vẫn được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại và được người Hy Lạp tôn trọng.
- C. Những vị thần được coi như những người đã khai sinh ra thế giới, vạn vật và người Hy Lạp xưa luôn tôn thờ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại
- A. Không gian: “thế gian” à không xác định nơi chốn cụ thể và thời gian: “thuở ấy” à thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- B. Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
- C. Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc thể loại nào?
- A. Thần thoại.
- B. Truyền thuyết.
- C. Cổ tích.
D. Sử thi.
Câu 12: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây được trích từ tác phẩm nào?
- A. Ô-đi-xê.
- B. I-li-át.
C. Đăm Săn.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 13: Sử thi Đăm Săm là sử thi của dân tộc nào?
- A. Ba-na.
B. Ê-đê.
- C. Tày.
- D. Mường.
Câu 14: Chi tiết “bụi nước bắn lên” và “tiếng sóng đập ầm ầm” cho thấy điều gì sắp xảy ra?
- A. Mặt nước dữ dội, sóng biển cuồn cuộn.
B. Một thử thách vô cùng đáng sợ đang chờ Odyssey và các bạn ở phía trước.
- C. Sắp có bão tố hoặc sóng thần.
- D. Thần vũ trụ thức tỉnh.
Câu 15: Câu nào sau đây là không đúng khi đoàn thuyền gặp Xi-la và Ka-ríp?
- A. Mỗi lần, chúng nhả nước ra, cả biển khơi đều chuyển động, sôi lên như nước trong chảo đặt trên một bếp lửa hồng, bọt nước phun lên cao và rơi xuống dãy núi.
B. Mỗi khi chúng nuốt nước vào thì làm biển sùng sục cuộn lên; vách đá xung quanh kêu réo ghê sợ, và đáy biển lộ ra với mặt cát đen thẫm.
- C. Các bạn đồng hành hoảng hốt, sợ tái xanh cả mặt.
- D. Odyssey đứng vững trãi trước hiểm nguy như một chiến tướng dũng mãnh đang xông pha trận địa.
Câu 16: Chiều dài ngôi nhà dài của người Ê-đê nói lên điều gì ở chủ nhân của ngôi nhà?
- A. Mức độ nghèo túng.
- B. Mức độ truyền thống.
C. Mức độ thịnh vượng.
- D. Cả B và C.
Câu 17: “Nhà dài của người Ê-đê là (1), làm bằng (2), mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bươn hay thân tre già đập dập, mái lợp có (3).”
Hãy thay thế các số bằng các từ ngữ phù hợp?
A. nhà sàn; tre, nứa, gỗ; tranh
- B. nhà rông; tre, gỗ keo; rơm rạ, lá cọ.
- C. nhà gạch; gạch, đá, vữa; ngói.
- D. nhà đất; đất; đất.
Câu 18: Giá trị nội dung của đoạn trích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời là gì?
- A. Thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan, liều lĩnh và tinh thần chinh phục, quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn.
- B. Khắc họa thành công văn hóa của người Ê-đê thể hiện trong nếp sống, sinh hoạt hàng ngày.
- C. Đưa ra cảnh tỉnh đối với con người, không nên theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời là gì?
- A. Thể hiện những đặc trưng của thể loại sử thi trong ngôn từ, giọng điệu, dùng nhiều điển tích, điển cố.
- B. Giọng kẻ xen lẫn giữa văn xuôi với văn vần.
- C. Ngôn từ rõ ràng, súc tích, sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Tìm một số từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của Hương Sơn qua đoạn thơ sau:
"Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,
Chập chờn mây lối uốn thang mây."
- A. Khéo họa hình, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- B. Trông lên, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- C. Long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
D. Khéo họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
Câu 21: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh là gì?
- A. Tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp.
- B. Tình yêu đất nước.
- C. Tình cảm lứa đôi.
D. A và B đúng.
Câu 22: Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của Xuân Diệu?
- A. Thơ ông giàu tính hàm súc, triết lý.
- B. Thơ ông mang tâm hồn đa sầu, đa cảm.
C. Thơ ông dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với cảm.
- D. Thơ ông mang sức sống mãnh liệt của tình yêu, kỉ niệm về tuổi thơ, gia đình.
Câu 23: Bài " Thơ duyên" được trích trong tập thơ nào?
A. Tập " Thơ thơ".
- B. Tập " Gửi hương cho gió".
- C. Tập " Một khối hồng".
- D. Tập " Thanh ca".
Câu 24: Thông điệp gửi gắm qua bài đọc Lời má năm xưa này là gì?
A. Mỗi chúng ta nên yêu thương động vật, không nên vì thích thú cá nhân mà giết chóc lung tung.
- B. Mỗi chúng ta khi muốn bắn giết chim thì phải không để bố mẹ biết.
- C. Sự hối hận và bối rồi bắt nguồn từ sự không chuẩn xác và dứt khoát.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Ta có thể đánh giá thế nào về hành động bắn chim thằng chài của những cậu bé trong bài đọc Lời má năm xưa?
A. Bọn nhỏ rất giỏi và có kinh nghiệm trong việc rình bắt chim.
B. Bắn súng từ trước đến nay vẫn là một việc làm, thú vui yêu thích của trẻ con. Tuy nhiên dùng súng để bắn, giết các loài vật là không nên.
- C. Đó là một việc làm hay của bọn nhỏ để giúp chim có thể sinh tồn tốt hơn trong môi trường ô nhiễm như hiện nay.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Đánh giá nào là đúng về hành động của má trong bài đọc Lời má năm xưa?
A. Má là người từ bi, theo quan niệm của đạo Phật, biết yêu thương cây cối.
- B. Má là người tốt, yêu động vật, biết đến nhân quả báo ứng.
- C. Má thật phiền phức, có mỗi con chim thôi mà làm như to tát lắm.
- D. Má là một người phụ nữ phẩm hạnh cao quý.
Câu 26: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Câu nào nói đúng về khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ?
A. Một không gian tươi đẹp với nắng vàng hanh, những mái tranh, cây trĩu cành, nắng chiều ngả bóng thông in đất.
- B. Một không gian của cuối mùa hè: nắng đã nhạt dần, cây cối không còn xanh tốt, con người không còn thấy nóng nữa.
- C. Một không gian đượm buồn hoà cùng nỗi nhớ người yêu của chủ thể trữ tình.
- D. Một ý khác.
Câu 27: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Nội dung chính của bài thơ là gi?
- A. Sự chuyển mình với nhiều thay đổi trong không gian thiên nhiên khi nắng đã hanh rồi.
- B. Nỗi nhớ da diết với người yêu được tô đẩm bởi cảnh sắc thiên nhiên.
- C. Tình yêu của “anh” đã bị thiên nhiên diệu kì làm cho mờ nhạt.
D. Sự cảm nhận về không gian thiên nhiên tươi đẹp từ đó lồng ghép với nỗi nhớ khắc khoải, chờ mong của “anh” dành cho “em”.
Câu 28: Đâu là những gam màu cơ bản trong tranh Đông Hồ?
- A. Màu đen, màu trắng, màu vàng, màu đỏ.
B. Màu đen, màu xanh, màu vàng, màu đỏ.
- C. Màu đen, màu xanh, màu tím, màu đỏ.
- D. Màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ.
Câu 29: Thời gian nào là khoảng thời gian cực thịnh của tranh Đông Hồ?
A. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX.
- B. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 50 của thế kỉ XX.
- C. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 60 của thế kỉ XX.
- D. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 30: Điều gì đã giúp tranh Đông Hồ vượt qua khó khăn?
- A. Có những nghệ nhân, những dòng họ giàu tâm huyết với nghề.
- B. Kịp thời thu mua lại, lưu giữ nhiều bản khắc cổ.
- C. Phục chế các bản khắc gỗ.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 31: Bài đọc “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” thuộc thể loại gì?
- A. Truyện ngắn.
- B. Trích dẫn tiểu thuyết
- C. Thời sự
D. Văn bản thông tin.
Câu 32: Tính hàm súc của văn bản "Nhà hát cải lương..." được thể hiện ở:
A. Bản tin thể hiện được không khí của buổi khánh thành phòng truyền thống tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
- B. Bản tin đã tường thuật lại sự kiện diễn ra trong ngày hôm đó nên đảm bảo được tính mới.
- C. Bản tin có hình ảnh cụ thể.
- D. Bản tin thể hiện rõ niềm tự hào.
Câu 33: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm của văn bản: "Thêm một bản dịch truyện Kiều sang tiếng Nhật"?
- A. Bản tin tóm tắt lại sự kiện đã diễn ra trước đó nên tính mới chưa được đáp ứng cao.
- B. Bản tin đảm bảo được tính chính xác và độ tin cậy cao.
- C. Bài viết thể hiện rõ niềm tự hào khi Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du tiếp tục được dịch ra tiếng Nhật.
D. Bản tin đã tường thuật lại sự kiện diễn ra trong ngày hôm đó nên đảm bảo được tính mới.
Câu 34: Câu “ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa” nói nơi nào?
- A. Sông Tiền
- B. Biển
C. Sông Cửu Long
- D. Nơi em đang ở.
Câu 35: Những câu hát ở làng anh có đặc điểm gì?
- A. Là những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa.
- B. Là nơi nuôi anh khôn lớn.
- C. Là nơi anh nghe em hát.
D. Thể hiện tình yêu đôi lứa kết hợp với quang cảnh thiên nhiên.
Câu 36: Những câu hát ở làng em có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện không gian chật hẹp, bó cạnh.
- B. Là những trải nghiệm gắn bó với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở.
- C. Là hình ảnh khởi gợi nỗi nhớ anh, nỗi nhớ ấy làm em đâu như đá chạm vào tim.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 37: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?
- A, Quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình.
- B. Quan niệm phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc.
- C. Tình yêu vượt lên trên những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 38: "Bàng thoại" có nghĩa là:
- A. Là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
B. Là lời nhân vật nói với khán giả.
- C. Là lời thoại của nhân vật với các nhân vật khác.
- D. Là lời người dẫn.
Câu 39: Cảm hứng chủ đạo của văn bản "Huyện Trìa xử án" là gì?
- A. Sự bất công trong vấn đề xử án.
- B. Thói hư tật xấu của con người.
- C. Thói hư tật xấu của quan lại thời xưa.
D. Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.
Câu 40: Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vờ tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?
- A. Văn bản này được trích trong một vở tuồng. (thể loại văn học dân gian)
- B. Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.
- C. Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Bình luận