Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngoại hình của thần Trụ Trời như thế nào?
A. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- B. Vóc dáng khổng lồ, ngẩng đầu đội trời lên.
- C. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao.
- D. Vóc dáng cao, to khổng lồ, chân siêu dài có thể bước sang vùng khác
Câu 2: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?
- A. Truyền thuyết.
- B. Truyện cổ tích.
C. Thần thoại.
- D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 3: Đoạn văn dưới đây cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào của người Việt? Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
- A. Lạc Long Quân - Âu Cơ
- B. Thánh Gióng
- C. Sự tích Hồ Gươm
D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Câu 4: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?
A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Tru Trời
- B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
- C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
- D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
Câu 5: Thần Prô-mê-tê đã làm điều gì cho con người?
- A. Tái tạo con người một thân hình đẹp đẽ, thanh cao.
- B. Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác.
- C. Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 6: Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?
- A. Nhận thức và cách lí giải về nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo và gắn liền với hình ảnh các vị thần.
- B. Hiện nay các vị thần vẫn được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại và được người Hy Lạp tôn trọng.
- C. Những vị thần được coi như những người đã khai sinh ra thế giới, vạn vật và người Hy Lạp xưa luôn tôn thờ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại
- A. Không gian: “thế gian” à không xác định nơi chốn cụ thể và thời gian: “thuở ấy” à thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- B. Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
- C. Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Giá trị nội dung của văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là gì?
- A. Khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với những phẩm chất như trọng danh dự, gắn bó và trân trọng gia đình, dũng cảm, tài giỏi.
- B. Thể hiện văn hóa của người Ê-đê, khát vọng không có giới hạn của cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng.
- C. Cho thấy phần nào hình ảnh của những người anh hùng cổ đại xưa qua nhân vật Đăm Săn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Giá trị nghệ thuật của văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là gì?
- A. Nghệ thuật so sánh, phóng đại.
- B. Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ bao la.
- C. Lời văn rõ ràng, mạch lạc, mang đặc trưng của thể loại sử thi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đâu không phải một câu hát của các nàng Xi-ren khi gặp Odyssey?
- A. Hỡi Odyssey nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người Achae, mời chàng hãy lại đây, dừng thuyền nghe chúng em hát đã.
- B. Xưa này chưa từng có người nào đi thuyền đen qua đây mà không dừng lại nghe tiếng hát dịu dàng êm ái của chúng em; khi ra đi ai cũng say mê và cảm thấy mình thông thái hơn.
- C. Odyssey thân yêu ơi, ngay từ cái nhìn đầu tiên, và mặc dù chưa được nghe anh nói, nhưng chúng em biết chúng em đã phải lòng anh rồi.
D. Vì chúng em biết, do ý muốn của thần linh, quân Troy và quân Argos đã phải đau khổ như thế nào trên đất Troy bao la, và chúng em cũng biết mọi sự xảy ra trên mặt đất nuôi sống muôn loài.
Câu 11: Chi tiết “bụi nước bắn lên” và “tiếng sóng đập ầm ầm” cho thấy điều gì sắp xảy ra?
- A. Mặt nước dữ dội, sóng biển cuồn cuộn.
B. Một thử thách vô cùng đáng sợ đang chờ Odyssey và các bạn ở phía trước.
- C. Sắp có bão tố hoặc sóng thần.
- D. Thần vũ trụ thức tỉnh.
Câu 12: Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên,… theo chuyên gia có tính chất gì?
- A. Là hoa văn nguyên thuỷ.
- B. Rất đặc trưng của người Ê-đê.
- C. Không trộn lẫn với các dân tộc khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Cửa phía trước và phía sau của nhà dài dành cho ai?
- A. Cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ.
- B. Cửa phía trước dành cho nữ giới và khách, cửa phía sau dành cho nam giới.
C. Cửa phía trước dành cho những bậc bề trên, cửa phía sau dành cho những người bề dưới.
- D. Cả hai cửa đều dành cho tất cả mọi người.
Câu 14: Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh gì?
- A. Núi non hùng vĩ.
B. Bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết.
- C. Người phụ nữ chững chạc.
- D. Hoa văn đường diềm.
Câu 15: Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn điều gì khi chàng có ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ?
- A. Cổ vũ, khuyên Đăm Săn hãy cố gắng hết sức mình để có thể cưới được Nữ thần Mặt Trời.
- B. Suy nghĩ, đưa ra một số kế hoạch và khuyên Đăm Săn làm theo.
C. Ngăn cản, khuyên Đăm Par Kvây không nên mạo hiểm đi vào chốn rừng thiêng nước độc.
- D. Không khuyên nhủ gì cả.
Câu 16: Đăm Săn có thái độ và phản ứng như thế nào khi được Đăm Par Kvây khuyên nhủ?
- A. Đồng tình, nghe theo lời khuyên của Đăm Par Kvây.
- B. Phớt lờ, bỏ ngoài tai coi nhưu không nghe thấy.
C. Vẫn giữ vững ý định, không run sợ trước những lời cảnh báo của Đăm Par Kvây và tự tin vào bản thân.
- D. Sợ hãi, nao nứng và lo lắng.
Câu 17: Vì sao Nữ thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
A. Vì bản thân nàng là sự sống của muôn loài, nếu nàng đi thì mọi vật sẽ không còn sinh tồn được, sẽ chết hết.
- B. Vì nàng là người đã có gia đình.
- C. Vì nàng không có tình cảm với Đăm Săn.
- D. Tất cả những lý do trên.
Câu 18: Vẻ đẹp của Hương Sơn hiện lên như thế nào qua đoạn thơ:
"Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây."
- A. Khung cảnh thơ mộng, trữ tình.
- B. Khung cảnh trang nghiêm.
- C. Khung cảnh nhiều sắc màu.
D. A và C.
Câu 19: Cách ngắt nhịp và gieo vân trong phần cuối có điều gì đặc biệt?
A. Ngắt nhịp và gieo vần tự do.
- B. Ngắt nhịp 3/2/3 hoặc 2/2, gieo vần tự do.
- C. Ngắt nhịp tự do và gieo vần lưng.
- D. Ngắt nhịp 3/2/3 và gieo vần lưng.
Câu 20: Tìm một số từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của Hương Sơn qua đoạn thơ sau:
"Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,
Chập chờn mây lối uốn thang mây."
- A. Khéo họa hình, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- B. Trông lên, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
- C. Long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
D. Khéo họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uốn thang mây.
Câu 21: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Xuân Diệu?
- A. Cả quê nội lẫn quê ngoại đều là nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Xuân Diệu.
B. Thơ duyên là tập thơ thứ hai của Xuân Diệu.
- C. Xuân Diệu là nhà thơ sớm nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
- D. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng
- những cách tân nghệ thuật đây sáng tạo.
Câu 22: Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của Xuân Diệu?
- A. Thơ ông giàu tính hàm súc, triết lý.
- B. Thơ ông mang tâm hồn đa sầu, đa cảm.
C. Thơ ông dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với cảm.
- D. Thơ ông mang sức sống mãnh liệt của tình yêu, kỉ niệm về tuổi thơ, gia đình.
Câu 23: Bài " Thơ duyên" được trích trong tập thơ nào?
A. Tập " Thơ thơ".
- B. Tập " Gửi hương cho gió".
- C. Tập " Một khối hồng".
- D. Tập " Thanh ca".
Câu 24: “Chim thằng chài” trong bài đọc là chỉ gì?
- A. Chim của thằng chài
- B. Một người chài lưới nhỏ con
C. Chim bói cá
- D. Một loài cây.
Câu 25: Chim thằng chài khi chào đời sẽ phải làm gì?
- A. Đợi chim mẹ mang thức ăn về, không được ra khỏi tổ.
- B. Tự đi kiếm ăn.
- C. Đi hỗ trợ mẹ kiếm ăn.
D. Tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống.
Câu 26: Cho câu sau: “Chủ thể trữ tình say mê, chìm đắm trước vẻ đẹp tinh khiết, trong suốt của thiên nhiên.”
Câu văn trên mắc những lỗi dùng từ gì?
- A. Lỗi lặp từ và lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- C. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
D. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản và lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Câu 27: Cho các từ và các nghĩa sau:
1. Tinh ranh
2. Tinh tú
3. Tinh binh
4. Tinh chỉnh
a. (Từ cũ) quân tinh nhuệ
b. sao trên trời (nói khái quát)
c. tinh khôn và ranh mãnh
d. chỉnh lại, sửa lại cho phù hợp, chính xác hơn
Hãy ghép các từ và các nghĩa cho đúng.
A. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d
- B. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b
- C. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c
- D. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c
Câu 28: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Tình trạng của anh và em trong bài thơ là gì?
- A. Hai người ở gần nhau nhưng lại như là xa cách.
- B. Hai người ghét nhau và muốn chia xa.
C. Hai người xa cách, anh ở nhà nhớ em.
- D. Khung cảnh quê hương, thiên nhiên đã khiến đôi ta xa cách.
Câu 29: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Câu nào nói đúng về khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ?
A. Một không gian tươi đẹp với nắng vàng hanh, những mái tranh, cây trĩu cành, nắng chiều ngả bóng thông in đất.
- B. Một không gian của cuối mùa hè: nắng đã nhạt dần, cây cối không còn xanh tốt, con người không còn thấy nóng nữa.
- C. Một không gian đượm buồn hoà cùng nỗi nhớ người yêu của chủ thể trữ tình.
- D. Một ý khác.
Câu 30: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Bài đọc này là thuộc thể loại gì?
A. Văn bản thông tin
- B. Phóng sự
- C. Kí sự
- D. Truyện ngắn
Câu 31: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Câu nào sau đây có chứa trích dẫn?
- A. Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy.
- B. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen; nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?
- C. Đó là những cách thu hút khách bằng mắt.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 32: Đâu là cách hiểu đúng của câu “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu”?
A. Khi anh lớn lên thì câu hát về vó ngựa của Thánh gióng đã cuốn đi đến đâu.
- B. Anh đi đâu trên lưng ngựa khi anh lớn lên.
- C. Ngựa đã cuốn anh về nơi đâu.
- D. Một cách hiểu khác.
Câu 33: Đâu là cách hiểu đúng của câu “Lí ngựa ô em hát đợi bên cầu”?
- A. Em đứng bên cầu hát lí ngựa ô.
- B. Câu hát trao duyên của em ở bên cầu đợi câu hát của anh.
- C. Lí ngựa ô em hát bên cầu khiến anh xao xuyến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 34: Tin tức có vai trò như thế nào trong cuộc sống ngày nay?
- A. Vai trò bên lề cuộc sống.
- B. Vai trò làm "kim chỉ nam" dẫn đường.
C. Vai trò rất cần thiết trong cuộc sống.
- D. Không có vai trò.
Câu 35: Yếu tố nào sau đây không phải yếu tố khác nhau giữa bản tin và văn bản thuyết minh?
- A, Dung lượng.
B. Lượng thông tin truyền tải.
- C. Tốc độ truyền tin.
- D. Ngôn ngữ.
Câu 36: Cách đưa tin của văn bản "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống" là gì?
A., Thuộc dạng báo điện tử.
- B. Thuộc dạng báo giấy.
- C. Thuộc dạng đài phát thanh.
- D. Thuộc dạng đài truyền hình.
Câu 37: Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa”?
- A. Nhân vật Kính Tâm.
B. Nhân vật Thị Mầu.
- C. Tiếng đế.
- D. Tiếng người dẫn.
Câu 38: Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?
- A. Nỗi oan không có thật.
- B. Việc rõ ràng do mình gây ra những vẫn kêu oan.
C. Ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.
- D. Nỗi oan đến chết vẫn không được giải.
Câu 39: Cảm hứng chủ đạo của văn bản "Huyện Trìa xử án" là gì?
- A. Sự bất công trong vấn đề xử án.
- B. Thói hư tật xấu của con người.
- C. Thói hư tật xấu của quan lại thời xưa.
D. Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.
Câu 40: Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vờ tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?
- A. Văn bản này được trích trong một vở tuồng. (thể loại văn học dân gian)
- B. Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.
- C. Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Bình luận