Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 2 ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 2 ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả giới thiệu về nhà dài là gì?
A. Là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng chế độ mẫu hệ của người Ê-đê.
- B. Là một loại nhà dài ngoằng của các thệ trước đây của người Ê-đê.
- C. Là một loại nhà hiện đại, vừa mới được người dân Ê-đê công nhận.
- D. Là ngôi nhà lớn, sang trọng, quyền quý trong sử thi của người Ê-đê.
Câu 2: Nhà dài là nơi ở chung của ai?
- A. Của một bộ tộc.
- B. Của một quân đoàn ra trận.
- C. Của nhiều thế hệ, có khi là của cả một dòng họ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nhà dài thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi có việc gì xảy ra?
- A. Khi một thành viên nam trong gia đinh cưới vợ.
- B. Khi một thành viên nữ trong gia đình lập gia thất.
- C. Khi gia đình có nhiều tiền hơn.
D. Cả A và C.
Câu 4: Sử thi Đăm Săn đã mô tả chiều dài của nhà dài bằng hình ảnh nào?
A. Nhà dài như một dãy núi xa mờ.
- B. Nhà dài như một hòn ngọc quý giữa đất trời.
- C. Giá trị của nhà dài nằm ở trong tim mỗi người Ê-đê.
D. Nhà dài như một tiếng chiêng.
Câu 5: Người Ê-đê thường làm nhà theo hướng nào?
A. Bắc – nam.
- B. Đông – tây.
- C. Đông bắc – tây nam
- D. Hướng có mặt trời chiếu rọi.
Câu 6: Nhìn từ xa, nhà dài có hình dáng trông như thế nào?
- A. Như một con tàu.
- B. Như một dải lụa.
C. Như một cái thuyền.
- D. Như một ngọn núi xa mờ.
Câu 7: Chiều dài ngôi nhà dài của người Ê-đê nói lên điều gì ở chủ nhân của ngôi nhà?
- A. Mức độ nghèo túng.
- B. Mức độ truyền thống.
C. Mức độ thịnh vượng.
- D. Cả B và C.
Câu 8: “Nhà dài của người Ê-đê là (1), làm bằng (2), mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bươn hay thân tre già đập dập, mái lợp có (3).”
Hãy thay thế các số bằng các từ ngữ phù hợp?
A. nhà sàn; tre, nứa, gỗ; tranh
- B. nhà rông; tre, gỗ keo; rơm rạ, lá cọ.
- C. nhà gạch; gạch, đá, vữa; ngói.
- D. nhà đất; đất; đất.
Câu 9: Tại sao độ dài của nhà thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang?
- A. Vì nhà làm bằng vật liệu đó.
B. Vì dầm ngang là một cụ phổ biến của người dân Ê-đê.
- C. Vì ngươi Ê-đê chỉ biết dùng công cụ đó để đo đạc.
- D. Bài đọc không lí giải tại sao.
Câu 10: Tại sao có những ngôi nhà rất là dài?
- A. Vì những người đàn ông trong nhà lấy quá nhiều vợ.
B. Vì con gái, cháu gái,… lấy chồng. Số lượng phụ nữ trong nhà tăng lên.
- C. Vì đồ truyền thống trong nhà ngày một tăng lên.
- D. Vì yêu cầu bắt buộc của người Ê-đê.
Câu 11: Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê-đê chạm khác những gì?
A. Rất nhiều hình con vật.
- B. Phụng vũ cửu thiên.
- C. Những nét đặc trưng văn hoá của họ.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên,… theo chuyên gia có tính chất gì?
- A. Là hoa văn nguyên thuỷ.
- B. Rất đặc trưng của người Ê-đê.
- C. Không trộn lẫn với các dân tộc khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Cửa phía trước và phía sau của nhà dài dành cho ai?
- A. Cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ.
- B. Cửa phía trước dành cho nữ giới và khách, cửa phía sau dành cho nam giới.
C. Cửa phía trước dành cho những bậc bề trên, cửa phía sau dành cho những người bề dưới.
- D. Cả hai cửa đều dành cho tất cả mọi người.
Câu 14: Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh gì?
- A. Núi non hùng vĩ.
B. Bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết.
- C. Người phụ nữ chững chạc.
- D. Hoa văn đường diềm.
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Sự giàu có của chủ nhà cũng được thể hiện trên những hoa văn chạm khắc trong nhà.
B. Chỉ những người nào sở hữu những con voi thật thì mới có quyền chạm khắc hao văn hình con voi ở trên đấy.
- C. Những hoa văn cây cối như tùng, trúc, sưa,… thường là những loài cây xuất hiện trong tín ngưỡng của người Ê-đê.
- D. Người ta khắc những con kì đà trên xà ngang với mong muốn sẽ mang đến cho gia đình mình những điều may mắn, ngăn chặn và mang đi những rủi ro.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê-đê.
B. Khi người con trai lấy vợ, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới.
- C. Trong nhà, đêm đêm cả đại gia đình quây quần sum họp bên bếp lửa.
- D. Trong ngôi nhà, các lễ nghi, tập tục của người Ê-đê được thể hiện trọn vẹn như hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.
Câu 17: Mục đích viết của bài đọc là gì?
- A. Miêu tả ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê thông qua thực tế và trí tưởng tượng.
- B. Làm nổi bật tác dụng của ngôi nhà.
- C. Miêu tả chính xác nhằm gợi lên hình ảnh tiêu biểu của nhà dài Ê-đê.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Vì sao ngôi nhà nói đến trong bài đọc được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”?
- A. Vì ngôi nhà là tổ ấm cho gia đình qua nhiều thế hệ.
- B. Vì sự đặc biệt của ngôi nhà.
- C. Vì ngôi nhà chứa đựng lịch sử, văn hoá, giá trị truyền thống của người dân Ê-đê.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Nội dung của bài đọc là gì?
- A. Nói về ngôi nhà mang tính truyền thống của người Ê-đê.
- B. Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người Ê-đê.
- C. Trình độ kiến trúc và tư duy độc đáo của người Ê-đê.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Bài đọc này có phải là một tác phẩm sử thi không?
A. Không phải vì đây chỉ là một bài viết về ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê, không có các đặc trưng của một tác phẩm sử thi.
- B. Không phải vì trong bài không nói đến hình tượng anh hùng nào cả.
- C. Phải vì bài đọc đã đề cập đến lịch sử, đến tinh thần chiến đấu quả cảm của những thủ lĩnh xưa người Ê-đê.
- D. Phải vì những yếu tố sử thi đã được thể hiện qua ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.
Câu 21: Ta có nhận xét gì về lời văn và cách miêu tả của bài đọc?
A. Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật khoa trương nhằm kích thích trí tưởng tượng, hình dung của mỗi người nghe, người đọc.
- B. Lời văn có ý nghĩa bay bướm, làm sinh động cho phong cảnh xung quanh ngôi nhà.
- C. Lời văn thuyết minh có trích dẫn từ các nguồn tin cậy, sử dụng các chi tiết nhằm truyền tải các thông tin chính xác.
- D. Lời văn có tính trừu tượng cao, cách miêu tả gợi hình ảnh nhiều hơn là tả thực.
Xem toàn bộ: Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Bình luận