Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7 Bình Ngô Đại cáo

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 7 Bình Ngô Đại cáo - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả của Bình Ngô đại cáo là ai? 

  • A. Nguyễn Trãi. 
  • B. Nguyễn Du. 
  • C. Nguyễn Tuân. 
  • D. Nguyễn Khuyến. 

Câu 2: Tác giả Nguyễn Trãi hiệu là gì? 

  • A. Thanh Hiên. 
  • B. Ức Trai. 
  • C. Hy Văn. 
  • D. Quế Sơn. 

Câu 3: Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là: 

  • A. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta. 
  • B. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước ta. 
  • C. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba của nước ta. 
  • D. Đáp án khác. 

Câu 4: Đâu là tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi? 

  • A. Trừ gian, dẹp tà. 
  • B. Trừ gian, dẹp loạn. 
  • C. Trừ bạo, yên dân. 
  • D. Trừ gian, diệt ác. 

Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? 

  • A. Ức Trai thi tập. 
  • B. Quốc Âm thi tập. 
  • C. Thanh Hiên thi tập. 
  • D. Dư địa chí. 

Câu 6: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Nguyễn Trãi?

  • A. Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp quan trọng trong những tác phẩm chữHán.
  • B. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là "bài ca yêu nước và tự hào dân tộc".
  • C. Ông là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ ở những thế kỉ sau.
  • D. Trong tư cách nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và tấm lòng luôn hướng về nhân dân.

Câu 7: Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

  • A. Nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia.
  • B. Cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
  • C. Cho thấy kiến thức uyên thâm của bản thân.
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

  • A. Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.
  • B. Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân.
  • C. Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Chiến thẳng của nghĩa quân trong đoạn 3b được thể hiện như thế nào?

  • A. Khí thế yếu ớt.
  • B. Khí thế hăng hái, chưa lúc nào hạ nhiệt.
  • C. Khí thế run sợ.
  • D. Khí thế nhiệt tình.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nói về giọng điệu đoạn cuối bài cáo?

  • A. Giọng điệu hùng hồn.
  • B. Giọng điệu vui tươi.
  • C. Giọng điệu mang một niềm tin, niềm tự hào.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 11: Hoàn cảnh ra đời của bài cáo là gì?

  • A. Ra đời khi giặc Minh đang nhăm nhe đe dọa nước ta.
  • B. Ra đời trong khi quân Lam Sơn đang đánh giặc Minh.
  • C. Ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
  • D. Ra đời trước khi quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

Câu 12: Mục đích viết bài cáo là gì?

  • A. Là lời nhắc nhở đối với giặc ngoại xâm đang lăm le đe dọa.
  • B. Tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước.
  • C. Khích lệ, động viên tinh thần nghĩa quân Lam Sơn.
  • D. Thể hiện lòng yêu nước của riêng tác giả.

Câu 13: Những dấu hiệu nào giúp nhận biết 8ì? Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?

  • A. Thể loại văn bản.
  • B. Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
  • C. Có minh chứng thuyết phục.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Tác giả đã dùng bằng chứng gì để chứng minh cho luận điểm "Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt"?

  • A, Có nền văn hiến lâu đời.
  • B. Có phong tục tập quán riêng.
  • C. Có các triêu đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong phần 3 của bài cáo?

  • A, Kể lại sự thất bại thảm hại của quân Minh.
  • B. Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
  • C. Kể lại chỉ tiết quá trình của cuộc chiến đấu.
  • D. A và B đúng.

Câu 16: Yếu tố nghị luận được thể hiện như thế nào trong đoạn 3 của bài cáo?

  • A. Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
  • B. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thẳng.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 17: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ

  • A. Điếu dân phạt tội
  • B. Mưu phạt tâm công
  • C. Mở đường hiếu sinh
  • D. Đại nghĩa, chí nhân.

Câu 18: Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trong, dễ thấy nhất của Đại cáo bình Ngô là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa:

  • A. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật.
  • B. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc.
  • C. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
  • D. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

Câu 19: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biểu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

  • A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa
  • B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa
  • C. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa
  • D. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa

Câu 20: Câu văn nào mang ý nghĩa khái quát nhất về tội ác trời không dung đất không tha của quân Minh?

  • A. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời – Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
  • B. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
  • C. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ - Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
  • D. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rữa sạch mùi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác