Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 1 Prô-mê-tê và loài người

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 1 Prô-mê-tê và loài người - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Thần  Prô-mê-tê đã làm điều gì cho con người? 

  • A. Tái tạo con người một thân hình đẹp đẽ, thanh cao. 
  • B. Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác. 
  • C. Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người. 
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 2: Những việc thần Prô-mê-tê đã làm giúp người đọc hình dung như thế nào về nhân vật ?

  • A. Không chú trọng đến cuộc sống của con người. 
  • B. Luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người. 
  • C. Chỉ chú trọng làm tốt trọng trách của một vị thần. 
  • D. Luôn có những đòi hỏi quá đáng đối với con người. 

Câu 3: Khi được thần Prô-mê-tê trao tặng ngọn lửa, con người đã có thái độ như thế nào? 

  • A. Thờ ơ, mặc kệ. 
  • B. Thái độ khinh thường. 
  • C. Nói lời cảm ơn, thái độ kính trọng.
  • D. Thái độ tráo trở. 

Câu 4: Nguyên nhân nào khiến hai vị thần quyết định tạo ra con người? 

  • A. Vì mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ. 
  • B. Vì hai vị thần muốn có người phục vụ mình. 
  • C. Vì hai vị thần muốn chứng tỏ sức mạnh của mình.
  • D. Đáp án khác. 

Câu 5: Thần Ê-pi-mê-tê đã làm gì để tạo ra loài người? 

  • A. Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác. 
  • B. Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh toát hơn. 
  • C. Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần. 
  • D. Ban cho loài người ngọn lửa.

Câu 6: Ý nào sau đây đúng khi nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người? 

  • A. Dài dòng. 
  • B. Ngắn ngọn. 
  • C. Ngắn gọn, cụ thể. 
  • D. Tập trung chủ yếu vào khắc họa những chi tiết về sức mạnh của hai vị thần. 

Câu 7: Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lý giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa? 

  • A. Chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa. 
  • B. Dựa vào những sự kiện có thật, có bằng chứng cụ thể. 
  • C. Xuất pháp từ mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn. 
  • D. A và C đúng. 

Câu 8: Thần thoại gồm có mấy nhóm? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?

  •  A. Nhận thức và cách lí giải về nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo và gắn liền với hình ảnh các vị thần.
  • B. Hiện nay các vị thần vẫn được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại và được người Hy Lạp tôn trọng.
  • C. Những vị thần được coi như những người đã khai sinh ra thế giới, vạn vật và người Hy Lạp xưa luôn tôn thờ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại

  • A. Không gian: “thế gian” à không xác định nơi chốn cụ thể và thời gian: “thuở ấy” à thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
  • B. Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
  • C.  Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
  • D. Tất cả các ý trên. 

Câu 11: Văn bản Prô-mê-tê và loài người của tác giả nào? 

  • A. Hoàng Đức Lương 
  • B. Nguyễn Trung Ngạn 
  • C. Ngô Sĩ Liên 
  • D. Dân gian 

Câu 12: Văn bản Prô-mê-tê và loài người có xuất xứ từ đâu? 

  • A. Theo Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại Hy Lạp. 
  • B. Rút trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. 
  • C. Tuyển tập Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam. 
  • D. In trong Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 13: Văn bản Prô-mê-tê và loài người thuộc thể loại nào? 

  • A. Truyền thuyết 
  • B. Cổ tích 
  • C. Truyện ngắn 
  • D. Thần thoại 

Câu 14: Truyện Prô-mê-tê và loài người thuộc nhóm thần thoại nào? 

  • A. Thần thoại suy nguyên 
  • B. Thần thoại sáng tạo 
  • C. Cả hai đáp án trên 
  • D. Thần thoại 

Câu 15: Điền vào chỗ trống để được định nghĩa đúng về thần thoại Hy Lạp: 

Thần thoại Hy Lạp là (...) những (...) của người Hy Lạp cổ đại về các (...), các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và (...) của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.

  • A. tập hợp/ vị thần/ ý nghĩa/ câu chuyện. 
  • B. lựa chọn/ câu chuyện/ vị thần/ ý nghĩa. 
  • C. tập hợp/ câu chuyện/ vị thần/ ý nghĩa. 
  • D. tập hợp/ câu chuyện/ anh hùng/ ý nghĩa. 

Câu 16: Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khi nào? 

  • A. Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khoảng 2000 - 1100 năm trước Công nguyên. 
  • B. Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khoảng 2000 - 1100 năm sau Công nguyên. 
  • C. Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khoảng 1100 - 2000 năm trước Công nguyên. 
  • D. Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khoảng 1100 - 2000 năm sau Công nguyên. 

Câu 17: Đâu là nội dung đoạn cuối văn bản Prô-mê-tê và loài người? 

  • A. Sự xuất hiện của các loài vật. 
  • B. Thần Prô-mê-tê trao vũ khí cho loài người 
  • C. Thế giới sinh động, hoàn hảo hơn khi có món quà của các vị thần. 
  • D. Loài người khám phá thế giới. 

Câu 18: Truyện Prô-mê-tê và loài người gửi gắm thông điệp gì? 

Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy? 

  • A. Khẳng định sức mạnh và ý chí của con người. 
  • B. Khẳng định tình yêu thương của con người. 
  • C. Khẳng định vẻ đẹp của tự nhiên. 
  • D. Khẳng định sự tồn tạo của thần linh. 

Câu 19: Đâu không phải là nghệ thuật của thân thoại Prô-mê-tê và loài người? 

  • A. Sử dụng các yếu tố phóng đại. 
  • B. Khắc họa nhân vật với những hình ảnh phi thường. 
  • C. Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt. 
  • D. Thời gian, không gian không xác định cụ thể. 

Câu 20: Đâu không phải là nội dung có trong văn bản Prô-mê-tê và loài người? 

  • A. Prô-mê-tê quên không cho con người vũ khí. 
  • B. Prô-mê-tê tạo cho con người một thân hình đẹp đẽ. 
  • C. Con người thoát khỏi tăm tối, giá lạnh. 
  • D. Cuộc sống của con người văn minh, hạnh phúc hơn. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác