Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 1: Prô-mê-tê và loài người
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 1: Prô-mê-tê và loài người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thần thoại Hy Lạp
- Là tập hợp những câu chuyện của người Hy Lạp cổ đại về các vị thần, các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.
- Bắt đầu hình thành từ khoảng 2000 – 1100 năm TCN.
- Đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp -> Những gì còn lưu được hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.
- Giá trị, sức sống bền bỉ của thần thoại Hy Lạp: được nhiều lĩnh vực như triết học, hội họa, điện ảnh, kiến trúc, văn học,… khai thác các đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc,…
2. Prô-mê-tê và loài người
- Là một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp.
3. Đọc, kể, tóm tắt
Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài:
Mặt đất còn vắng vẻ, buồn -> hai thần xin tạo ra thêm các giống loài -> Ê-pi-mê-tê tranh việc làm trước -> mọi giống loài được tạo ra hoàn hảo nhưng do tính đãng trí của Ê-pi-mê-tê mà loài người chưa có vũ khí gì để tự vệ -> Prô-mê-tê tái tạo cho con người đứng thẳng, có hình dáng thanh tao. Thần còn lấy lửa ban cho loài người.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Không gian, thời gian thần thoại
- Không gian: Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hết sức vắng vẻ.
-> Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập.
- Thời gian: Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần
-> Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
2. Nhân vật thần thoại
- Ê-pi-mê-tê:
+ Khi được U-ra-nôx và Gai-a ưng thuận tạo cho thế gian thêm nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui: Ê-pi-mê-tê “mừng quá, tranh ngay lấy việc đó và giao cho ông anh lo việc xem xét, sửa chữa lại sau.”
+ Sau khi Prô-mê-tê đến xem xét lại, phải công nhận những gì Ê-pi-mê-tê đã làm “đều tốt, rất tốt nữa là đằng khác”.
-> Hí hửng, đam mê, tài giỏi, trách nhiệm nhưng vội vàng, thiếu sự cẩn trọng.
- Prô-mê-tê:
-> Việc miêu tả Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê cho thấy thần linh có những tài năng, phép thuật mà con người không có nhưng thế giới thần linh cũng như thế giới loài người, có thần giỏi, nhìn xa trông rộng nhưng cũng có vị thần đãng trí, lơ đễnh.
-> Nhân vật thần thoại trong Prô-mê-tê:
+ Tạo ra sự sống muôn loài, đặc biệt là loài người (khác với VB Thần Trụ Trời, nhân vật thần thoại tao ra các sự vật, hiện tượng tự nhiên).
+ Có được sự quan tâm, mô tả kĩ hơn về các vị thần, về thái độ, tính cách, hành động của họ -> Nhân vật thần trong Prô-mê-tê và loài người mang tính “người” hơn.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Cốt truyện xoay quanh việc các vị thần sáng tạo ra loài người và muôn loài.
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài và loài người như nhiều truyện thần thoại khác.
2. Nội dung
- Prô-mê-tê và loài người nói về nguồn gốc loài người và muôn loài (trong khi Thần Trụ Trời nói về nguồn gốc trời và đất).
- Prô-mê-tê và loài người cho thấy người Hy Lạp xưa quan niệm thế giới loài người và vạn vật do thần linh sáng tạo ra.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận