Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 5 Huyện Trìa

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 5 Huyện Trìa - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác dụng của việc dùng tên các con vật để đặt cho các nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?

  • A. Mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc.
  • B. Khiến tác phẩm mang đậm chất văn học dân gian.
  • C. Khiến người đọc chú ý hơn vào tác phẩm.
  • D. A và B đúng.

Câu 2: Lời tự giới thiệu trong lời xưng danh của nhân vật quan huyện cho thấy nhân vật này có tính cách như thế nào?

  • A. Tỏ ra chán chường cảnh nhà mình.
  • B. Tỏ ra tự mãn về bản thân.
  • C. Thể hiện tình cảm thật lòng với Thị Hến.
  • D. A và B đúng.

Câu 3: Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này là gì?

  • A, Quan xử kiện vì công bằng, lẽ phải.
  • B. Xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thẳng.
  • C. Xử án dựa vào tình cảm và mối quan hệ.
  • D. Đáp án khác.

Câu 4: Nhân vật có lượt lời nhiêu nhất trong trích đoạn là ai?

  • A. Nhân vật Trùm Sò.
  • B. Nhân vật Huyện Trìa.
  • C. Nhân vật Thị Hến.
  • D. Nhân vật Đề Hầu.

Câu 5: Mâu thuẫn trước phiên tòa là mâu thuẫn giữa hai nhân vật nào?

  • A. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu.
  • B. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Thị Hến.
  • C. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Trùm Sò.
  • D. Mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm Sò.

Câu 6: Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua "Huyện Trìa xử án”?

  • A. Thái độ vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười là chính.
  • B. Thái độ trung lập.
  • C. Thái độ mỉa mai, châm biếm.
  • D. Thái độ ca ngợi.

Câu 7: Cảm hứng chủ đạo của văn bản "Huyện Trìa xử án" là gì?

  • A. Sự bất công trong vấn đề xử án.
  • B. Thói hư tật xấu của con người.
  • C. Thói hư tật xấu của quan lại thời xưa.
  • D. Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.

Câu 8: Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vờ tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?

  • A. Văn bản này được trích trong một vở tuồng. (thể loại văn học dân gian)
  • B. Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.
  • C. Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Qua lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, có thể nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?

  • A, Kết quả công bằng cho cả hai bên.
  • B. Kết quả thiên vị về phía vợ chồng Trùm Sò.
  • C. Kết quả thiên vị về phía Thị Hến.
  • D. Đáp án khác.

Câu 10: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

  • A, Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.
  • B. Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.
  • C. Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Tại sao Huyện Trìa là nhân vật có số lượt lời nhiều nhất?

  • A. Tác giả dân gian muốn lật tẩy bản chất của y.
  • B. Vì ông là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đề Hầu, doạ dẫm Trùm Sò,…
  • C. Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đâu không phải là một câu bàng thoại của Huyện Trìa?

  • A. Luật không hay (thời ta) xử theo trí.
  • B. Đơn từ già, trẻ, lạ, quen/ Nhắm mắt đánh đòn phát lạc.
  • C. Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.
  • D. Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng.

Câu 13: Đâu không phải là một câu độc thoại của Huyện Trìa?

  • A. Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy.
  • B. Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc.
  • C. Còn giơ hàm chú / Lại nói cò cưa
  • D. Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ.

Câu 14: Đâu không phải là một câu đối thoại của Huyện Trìa?

  • A. Lễ phù lưu hết mấy cũng lo
  • B. Này Thị Hến!
  • C. Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ.
  • D. Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương.

Câu 15: Đề tài của bài đọc là gì?

  • A. Những trò lố ở chốn huyện đường.
  • B. Sắc màu dân gian
  • C. Cuộc sống người nước Nam
  • D. Quan trường

Câu 16: Đâu là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn mới và trở thành mâu thuẫn chính trong các màn kịch?

  • A. Do Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho thị và xử ép Trùm Sò.
  • B. Do Huyện Trìa mê nhan sắc Thị Hến trong khi Đề Hầu lại ghét điều đó.
  • C. Do Huyện Trìa xử án công minh nên Đề Hầu và Trùm Sò không được hưởng lợi.
  • D. Do vợ Huyện Trìa có ác ý, muốn trừ khử tất cả.

Câu 17: Vì sao trong lời thoại của nhân vật Đề Hầu dưới đây có từ ngữ được tách ra và đặt trong dấu ngoặc đơn?

“ĐỀ HẦU: (- Dạ, thưa quan bọn này)

                     ….

                     Nghiêm tình trạng lẽ không nên thứ.”

  • A. Tác giả muốn có một chút điểm nhấn trong tác phẩm.
  • B. Làm thế để tăng tính khẩu ngữ và lời thưa bẩm, làm rõ lối nịnh trên nạt dưới, tư tình với Thị Hến của Đề Hầu.
  • C. Đó là những câu khẩu ngữ bắt buộc phải tách ra theo quy ước của tuồng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Vì sao trong lời thoại của nhân vật Huyện Trìa dưới đây có từ ngữ được tách ra và đặt trong dấu ngoặc đơn?

“HUYỆN TRÌA:

          Này Thị Hến!

          …

          (Em) Phải năng lên hầu gần quan

          (Thời) Ai dám nói vu oan gieo hoạ.”

  • A. Làm vậy để tăng cường tính đối kháng, khiến cho tất cả phải nệ sợ quan.
  • B. Làm vậy để tăng tính khẩu ngữ, khiến cho các bị cáo lộ ra sơ hở.
  • C. Làm vậy để tăng tính khẩu ngữ và mức độ thân mật trong lời Huyện Trìa với Thị Hến.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Những lời bàng thoại của Huyện Trìa có tác dụng gì?

  • A. Tự hoạ chân dung của Huyện Trìa: một viên quan sâu mọt với nhiều thói xấu.
  • B. Phác hoạ không gian nhà cửa Huyện Trìa, cho thấy ông là một kẻ tham ô, ăn đút lót.
  • C. Khắc hoạ hình tượng Huyện Trìa, một viên quan vì dân.
  • D. Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.

Câu 20: Những lời độc thoại của Huyện Trìa có tác dụng gì?

  • A. Cho thấy dã tâm nham hiểm của hắn.
  • B. Cho thấy lòng tham vô đáy và còn muốn sắc đẹp.
  • C. Thể hiện thái độ cương trực và tinh thần khát khao phá án.
  • D. Tự bộc lộ tính cách hách dịch, đố kị của Huyện Trìa trong quan hệ với thuộc cấp.

Câu 21: Những lời đối thoại của Huyện Trìa có tác dụng gì?

  • A. Tăng tính trao đổi giữa các nhân vật, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tuồng.
  • B. Phơi bày lối xưng hô thớ lợ, xử kiện thiên vị, bất minh với động cơ mờ ám của Huyện Trìa.
  • C. Làm rõ tính vì dân, giúp dân, không màng vinh hoa phú quý của Huyện Trìa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác