5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 118

5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 118. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

ĐỌC HIỂU: HUYỆN TRÌA XỬ ÁN

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Bạn biết gì về các con vật như nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa...? Bạn nghĩ thế nào khi tên các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyện Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?

CH 2: Đoạn này Đế Hầu đang nói với ai, về ai?

CH 3: Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bằng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.

b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất và giải thích lí do.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.

d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:

ĐỀ HẦU: (- Dạ! thưa quan bọn này)

...

HUYỆN TRÌA:

...

(Em) Phải năng lên hầu gần quan

(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa.

...

CH 2: Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên tòa. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hóa mâu thuẫn đó.

CH 3: Từ lời xưng danh (bàng thoại) của Huyện Trìa và lời ông ta đối thoại với các nhân vật trong phiên tòa, nhận xét về tính cách của nhân vật này.

CH 4: Bạn có nhân xét thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Trìa xử án?

CH 5: Xác định đề tài và nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản Huyện Trìa xử án. Theo bạn, tích truyện của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến được lấy từ đâu? Nêu một vài căn cứ giúp bạn nhận biết văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền thống.

CH 6: Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, bạn có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?

CH 7: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì?

PHẦN II: ĐÁP ÁN 

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1:  Nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa,... là những con vật gần gũi, quen thuộc. Các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học để tạo ra sự gần gũi, gây tò mò hứng thú cho người đọc.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo không được Huyền Trìa và Đề Hầu chú ý.

CH 2: Đoạn này Đề Hầu đang nói về Huyện Trìa và đây là lời Đề Hầu tự nói với mình

CH 3: Lời phán quyết này của Huyền Trìa không dựa trên sự thật và không mang lại kết cục công bằng các bên.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: 

- Đối thoại: 

+ Đề Hầu: Bắt tới chốn huyện nha/ Xin ngài ra xử đoán...

+ Huyện Trìa: Thôi, đây đã biết/ Lựa đó phải thưa...

+ Thị Hến: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.

- Độc thoại:

+ Đế Hầu: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

- Bàng thoại: 

+ Huyền Trìa: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất vì đây là trong phiên xử án, thuộc bổn phận của Huyện Trìa

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

''Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra/

Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca

d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao

CH 2:  Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu: Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét. 

 Huyện Trìa đã biết được tính cách của Đề hầu từ trước: một người hay nói bật, điêu toa, không có thiện cảm.

- Huyện Trìa và Thị Hến: trước đó chỉ là phận bề trên kẻ dưới nhưng rồi:''Thấy cô đơn chút chạnh lòng thương/ Phải nâng lên hầu gần quan/Ai dám nói vu oán giá họa''. 

 Huyện Trìa trong phiên tòa đã mủi lòng trước Thị Hến và có ý thiên vị

CH 3: Là người ham hư vinh “Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc/ Đỗ hành khiến nhiều mâm cũng đặng”

Là một kẻ tự cao “Cao tài tật túc/Tiên đắc hữu tiền'' nhưng đồng thời cũng sợ vợ ''Giận mụ huyện hay ghen/ Hễ đi mô cả tiếng run en”.

CH 4: Tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm với các nhân vật trong tác phẩm.

CH 5: Đề tài là những thói hư tật xấu trong xã hội xưa.

Cảm hứng chủ đạo: Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội xưa

Tích truyện của Nghêu, Sò, Ốc, Hến được lấy từ dân gian truyền miệng

Căn cứ: Nhiều dị bản, không có tác giả…

CH 6: Kết quả của phiên tòa diễn ra không công bằng, kết quả có phần ưu ái cho Thị Hến.

CH 7: 

- Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản

- Xác định các nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại

- Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm đến 

- Xác định được thể loại văn bản


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 118, soạn Văn 10 tập 1 CTST trang 118

Bình luận

Giải bài tập những môn khác