5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 79

5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 79. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

ÔN TẬP

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Chủ đề

Hình thức nghệ thuật đặc sắc

Hương Sơn phong cảnh

 

 

Thơ duyên

 

 

Lời má năm xưa

 

 

Nắng đã hanh rồi

 

 

CH 2: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.

CH 3: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?

CH 4: Hãy rút ra những điều cần lưu ý:

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

CH 5: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH 1: 

Văn bản

Chủ đề

Hình thức nghệ thuật đặc sắc

Hương Sơn phong cảnh

Thiên nhiên, phong cảnh, tình yêu

Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp từ láy 

Thơ duyên

Thiên nhiên, tình yêu

Hình ảnh trữ tình, liên tưởng, từ láy, nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc 

=> lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người 

Lời má năm xưa

Hồi ức, tình cảm với thiên nhiên, loài vật

Hình thức kể chuyện, từ ngữ đặc trưng của vùng miền, sử dụng ngôi kể thứ nhất 

Nắng đã hanh rồi

Thiên nhiên

Tả cảnh thiên nhiên, cách gieo vần, từ ngữ gợi hình 

CH 2: 

+ Bài Hương sơn phong cảnh: chủ thể trữ tình ẩn danh 

+ Thơ duyên, nắng đã hanh rồi: chủ thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ''anh'' và ''em''

CH 3: 

Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, em rút ra được một số lưu ý trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình là:

  • Cần chỉ ra và phân tích đánh giá đươc giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, chủ thể trữ tình

  • Cần có những phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc chủ đạo được thể hiện qua văn bản.

CH 4: 

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ cần:

+ Có dàn ý chi tiết

+ Đẩy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh, gồm 3 phần: mở, thân, kết

+ Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ rang, thuyết phục 

+ Có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật 

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học cần:

+ Có dàn ý chi tiết 

+ Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

+ Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

+ Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp

CH 5: 

1. Mở bài

- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ quân đội, viết nhiều và viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.

- Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

2. Thân bài

* Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu

- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se.

+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa

* Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc sang thu

- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thệ nhân hóa

- Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu.

- Chim “vội vã” nghệ thuật nhân hóa dường như chim muôn cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.

* Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả

- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, tu đậm nét hơn.

- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.

+ Hình ảnh thực sự của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.

+ Hàm ý: Con người cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

3. Kết bài

- Về nội dung: Sang thu là bài thơ thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.

- Về nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 79, soạn Văn 10 tập 1 CTST trang 79

Bình luận

Giải bài tập những môn khác