5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 149

5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 149. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH 1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B. 

CH 2: Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

CH 3: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả. tự sự, biểu cảm.

CH 4: Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học?

CH 5: Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?

CH 6: Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?

CH 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

CH 8: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lớm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

CH 9: Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây.

CH 10: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

CH 11: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

CH 12: Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.

CH 13: Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.

CH 14: Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH 1: 

CH 2: 

Thể loại văn bản

Những điểm cần lưu ý

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (hoặc tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

 

CH 3: Một văn bản sử thi “Đăm săn chiến thắng Mtao Mxây

  • Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Biết tin, Đăm Săn cùng dân làng kéo đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ mình.

  • Đăm Săn đưa ra lời thách thức đọ đao cùng Mtao Mxây. Lúc đầu, thái độ của Mtao Mxây rất hống hách, ngạo mạn. Tuy nhiên, khi thấy sự quyết tâm ngày càng mạnh cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà mình của Đăm Săn, hắn ta trở nên run sợ.

  • Cuộc ọ đao của Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, một đồi lồ ô, chạy nhanh vun vút.

  • Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được và sức mạnh càng nhân lên.

  • Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm đâm Mtao Mxây nhưng mãi không thủng. Khi chàng vừa chạy vừa ngủ thì được ông Trời báo mộng dùng cái chày mòn ném vào tai địch.

  • Đăm Săn nghe lời làm theo, kết quả Mtao Mxây thất bại.

  • Sau khi giành được chiến thắng, Đăm Săn thu về bao nhiêu của cải, cùng bản làng mở tiệc ăn mừng suốt mùa khô.

  • Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm: Tranh Đông Hồ

  • Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho.

  • Tranh Đông Hồ được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái.

  • Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.

CH 4: Theo em, lí do bởi câu chuyện khá dí dỏm và hài hước.

CH 5: Điểm giống nhau

+ Đều là nhân vật sử thi

+ Đều mang đầy đủ nững phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng

+ Đều có hành động vì cộng đồng

+ Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp 

Có sự giống nhau ấy vì cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, thuộc thể loại sử thi nên sẽ hội tụ những đặc điểm vốn có của thể loại văn học này.

CH 6: Không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản. Vì anh là một vị tù trưởng, một vị anh hùng với những chiến tích phi thường. Dù sống hay chết vẫn vững vàng không lung lay.

CH 7: Điểm giống nhau

+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy từ cuộc sống và phản ánh những điều xảy ra trong cuộc sống để từ đó cảm nhận

+ Nhân vật: mang tính ước lệ

+ Lời thoại: có đối thoại, độc thoại và bàng thoại

  • Điểm khác nhau

 

Đề tài

Nhân vật

Chèo cổ

Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người

Nhân vật thường không gắn kèm nghề nghiệp hay lời xưng danh

Tuồng đồ

  • Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn

  • Xã hội lộng quyền

  • Nhân vật chính thường có lời xưng danh

  • Các nhân vật đều mang tính chất mỉa mai, châm biếm 

CH 8: Thị Mầu

  • Là con gái một gia đình giàu có nhưng cách hành xử nói năng lại táo bạo, phóng khoáng và có phần lẳng lơ.

  • Thị Mầu còn là người suy nghĩ táo bạo về tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho có thiếp có chàng | Ba sáu mười tám cơm hàng có canh.

  • Thị Hến

  • Là một người phụ nữ góa chồng nhưng luôn giữ phẩm giá, tiết hạnh.

  • Nhân vật này còn thể hiện được sự thông minh khi khiến những kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy và tự chịu sự phán xét.

CH 9: Tác dụng: miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây.

Yếu tố biểu cảm cần được thêm vào giúp cho người đọc cảm nhận được cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải: trân trọng, yêu quý, giữ gìn.

CH 10: Cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản, dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Giúp người đọc hình dung ra được hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng loại đàn này.

CH 11: Chủ thể trữ tình: “Thân em’’

  • Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3

  • Gieo vần “on” ở cuối câu 1,2,4

CH 12:

 

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận
  • Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm
  • Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật. Tình cảm, thái độ của tác giả
Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm
  • Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó
  • Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó
Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết

CH 13: Truyện kể: 

+ Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể. 

+ Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện

Bài thơ: 

+ Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. 

+ Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài

CH 14: 

Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

  1. Mở bài

  • Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước.

  • Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.

   2. Thân bài 

  • Hai Câu đầu: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

  • Câu thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình

  • Câu thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

   3. Kết bài

  • Bài thơ đã thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

  • Phác họa thành công chân dùng người chiến sĩ cách mạng yêu nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 149, soạn Văn 10 tập 1 CTST trang 149

Bình luận

Giải bài tập những môn khác