5 phút soạn Văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo trang 81

5 phút soạn Văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo trang 81. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ HOẶC TÁC PHẨM KỊCH

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

CH1: Ngữ liệu trên đã là một bài viết hoàn chỉnh hay chưa? Những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy?

CH2: Luận điểm được tập trung phân tích, đánh giá trong ngữ liệu là gì?

CH3: Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.

CH4: Người viết đã có những nhận xét gì về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm?

THỰC HÀNH

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1: Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh. 

Căn cứ vào kí hiệu [...] để xác định như vậy.

CH2: Lối kể đan xen giữa thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm.

CH3: Lí lẽ: Thực tế càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé thì nó càng thôi thúc em bé tìm đến với chốn bình yên là cõi mộng ảo.

=>  Bằng chứng: Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại.

Lí lẽ: Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm

=> Bằng chứng: Bởi bốn lần, mỗi lần em chỉ quẹt một que, riêng lần thứ năm em quẹt liên tục hết cả bao diêm.

CH4: Lối kể xen kẽ có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật.

Ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ẩm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông), vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em

THỰC HÀNH

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Giang”

  1. Mở bài

  • Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh

  • Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong tác phẩm rất nhẹ nhàng nhưng khắc khoải khiến cho người ta phải suy nghĩ mãi.

     2. Thân bài

  • Phân tích tác phẩm về nội dung và nghệ thuật

  • Tình người thắm thiết, keo sơn

  • Ngôi kể thứ nhất, đặt điểm nhìn vào anh lính trẻ

  • Tình huống truyện được xây dựng chân thực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ

  • Các nhân vật được xây dựng giản dị, chân thực và gần gũi.

  • Đánh giá nội dung

  • Thể hiện thành công tình cảm gắn bó, keo sơn, nghĩa tình giữa người với người

  • Tái hiện cuộc sống của nhân dân trong thời chiến tranh một cách chân thực giản dị

  • Phơi bày những nỗi đau thương, mất mát mà chiến tranh đem lại

  • Đánh giá nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật gần gũi

  • Mang đến những giá trị lâu dài cho tác phẩm

     3. Kết bài

  • Chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công của truyện ngắn này.

  • Tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời số phận của con người trong chiến tranh, biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo trang 81, soạn Văn 10 tập 2 CTST trang 81

Bình luận

Giải bài tập những môn khác