5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 23
5 phút soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 23. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH1: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa?
CH2: Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?
CH3: Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.
CH4: Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?
CH5: Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?
CH6: Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý ghì khi viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?
THỰC HÀNH VIẾT
Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện (thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH1: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể.
CH2:
- Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự từ chủ đề đến những nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Các luận điểm được sắp xếp hợp lí
CH3: Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng một cách hợp lí.
Ví dụ:
+ Để làm sáng tỏ cho luận điểm “Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống” người viết đã đưa ra lí lẽ: “tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt các nhân vật trước tình huống khó khăn, thử thách”
+ Để làm rõ cho lí lẽ trên người viết đã đưa ra bằng chứng bằng cách tóm tắt khái quát tình huống của truyện Trong truyện “Chó sói và chiên con”, tình huống nguy hiểm ấy là chiên con đang uống nước thì gặp sói, sói kiếm cớ bắt tội để có lí do “trừng phạt” chú chiên tội nghiệp và hợp thức hóa hành động tàn bạo của mình”.
CH4: Người viết đã xây dựng và triển khai hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự thống nhất, mạch lạc và liên kết với nhau để làm sáng tỏ ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
Cách người viết phân tích, đánh giá như vậy giúp người đọc/nghe có thể dễ dàng tiếp nhận và hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, giúp người viết thuyết phục được người đọc/người nghe những ý kiến, quan điểm trong bài viết.
CH5:
- Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:
- Tình huống truyện độc đáo
- Nhân vật giàu tính biểu tượng
- Kết cấu tương phản
- Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn
Tác dụng: Những nghệ thuật này giúp dễ thể hiện rõ ràng chủ đề của truyện theo hướng tác giả mong muốn, làm nổi bật tính cách nhân vật.
CH6:
Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:
Cần lập dàn ý trước khi viết bài
Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định
Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ
THỰC HÀNH VIẾT
Đề bài:
Mở bài
Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật là một tác phẩm đặc sắc về chủ đề và độc đáo về hình thức nghệ thuật
Tác phẩm kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà các con vật ấy chưa được hoàn chỉnh.
2. Thân bài
Câu chuyện đã thể hiện cách lí giải của con người buổi sơ khai về một số đặc tính, tập quán của loài vật
Về chủ đề của truyện trở nên hấp dẫn hơn nhờ những quan sát tỉ mỉ của người thời cổ về đặc điểm, tập tính của con vật. Họ phát hiện ra những điều lí thú ấy và mong muốn một đáp án chính xác.
Để làm nổi bật chủ đề, không thể không kể đến những đóng góp về đặc sắc nghệ thuật như nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ.
Cốt truyện hết sức đơn giản dựa trên sự tưởng tượng của con người.
Đặc biệt, truyện đã xây dựng những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa ba vị thiên thần và các loài vật.
Thông qua những phân tích trên cho thấy tác phẩm là một truyện thần thoại có nhiều sáng tạo, chủ đề CH chuyện làm phong phú hơn nữa cho chủ đề lớn.
3. Kết bài
Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi cách giải thú vị, gắn liền với chính đời sống con người.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo trang 23, soạn Văn 10 tập 1 CTST trang 23
Bình luận