Dễ hiểu giải Ngữ văn 10 chân trời bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kỳ I
Giải dễ hiểu bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kỳ I. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Câu 1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
Giải nhanh:
Câu 2: Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):
Giải nhanh:
Thể loại văn bản | Những điểm cần lưu ý |
Thần thoại | Hiểu thần thoại là gì và những yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật |
Sử thi | Hiểu được thể loại sử thi, nhân vật sử thi, cốt truyện sử thi, bối cảnh cũng như không gian, thời gian sử thi, tình cảm, cảm xúc của tác giả. |
Chèo (hoặc tuồng) | Hiểu được đặc điểm của chèo và tuồng như đề tài, tích truyện, cấu trúc lời thoại. Về tuồng còn cần hiểu được phương thức lưu truyền |
Văn bản thông tin | Nhận biết một số dạng văn bản thông tin, biết được mục đích, quan điểm của người viết cùng các ý trong nội dung văn bản |
Thơ | Cảm nhận được nhịp và cách gieo vần của bài thơ. Hiểu được từ ngữ hình ảnh cũng như chủ thể trữ tình |
Câu 3: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;
- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả. tự sự, biểu cảm.
Giải nhanh:
- Văn bản thần thoại hoặc sử thi:
Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đắp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đã cao và khô, Thần phá cột đi, lấy đất đá ném đi tạo ra các hòn đảo, núi, gò đất, đồi cao. Chỗ thần đào đá, đắp cột thành biển rộng. Cột Trụ trời sau được gọi là cột chống trời. Thần Trụ Trời sau này cũng được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau khi Thần Trụ trời chia trời và đất đã có nhiều vị thần nối tiếp công việc của ngài như thần Sao, thần Biển,…
- Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm:
Tranh Đông Hồ là một nét văn hóa dân gian tinh tế của Việt Nam. Nói đến những tác phẩm tranh Đông Hồ ta có thể nhớ tới: Lợn Đàn, Bé ôm gà, Đám cưới chuột, Đánh ghen. Mỗi bức tranh là một nội dung khác nhau được truyền tải như hình ảnh mộc mạc bình dị của quê hương hay những mặt trái, góc khuất của xã hội. Tất cả đều được thể hiện dưới nét vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc của tranh Đông Hồ. Chất liệu của tranh cũng mang nét bình dị , tự nhiên, ấm áp. Giấy in tranh là giấy điệp lấy từ vỏ sò bị nghiền nát. Màu cũng là từ cỏ cây như màu đen than lá tre hay màu vàng từ hoa hòe. Công đoạn để tạo ra một bức tranh Đông Hồ cũng rất công phu từ làm phác thảo, in tranh sao cho rõ nét đến chọn màu sắc cho tranh. Tranh Đông Hồ vốn được sử dụng rất rộng rãi trong ngày Tết và thời gian thịnh nhất là vào những năm 40 của thế kỉ XX. Hiện nay tranh Đông Hồ đang dần bị mai một nhưng vẫn còn những nghệ nhân, dòng họ tâm huyết giữ gìn và gắn bó với nghề này
Câu 4: Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học ?
Giải nhanh:
- Câu chuyện xây dựng tình huống các con vật bị thiếu bộ phận khá dí dỏm và hài hước
- Cách triển khai tình tiết này không quá thiên về sự kì ảo, kì vĩ mà nó lại có gì đó gần gũi, dễ hình dung cho mọi người thấy được.
Câu 5: Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?
Giải nhanh:
Điểm giống nhau:
+ Cùng là nhân vật sử thi
+ Hội tụ đủ phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng và gắn bó với cộng đồng.
Câu 6: Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?
Giải nhanh:
- Trước một nữ thần uyển chuyển, thướt tha, Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí khái của một vị tù trưởng, một vị anh hùng
- Đăm Săn vẫn được khắc họa rõ nét là 1 vị anh hùng với những chiến tích phi thường. Kể cả khi bị Nữ Thần từ chối, Đăm Săn vẫn ngẩng cao đầu
Câu 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.
Giải nhanh:
- Điểm giống nhau:
+ Đề tài: thường lấy từ cuộc sống và phản ánh những điều xảy ra trong cuộc sống để từ đó cảm nhận
+ Nhân vật: đều bao gồm những vai như kép, đào, mụ lão. Mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi
- Điểm khác nhau:
| Đề tài | Nhân vật |
Chèo cổ | Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, theo triết lý dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo | Nhân vật thường không gắn kèm nghề nghiệp hay lời xưng danh |
Tuồng đồ | - Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn - Trào lộng, phê phán xã hội trên lập trường đạo đức của người bình dân | - Nhân vật chính thường có lời xưng danh - Các nhân vật đều mang tính chất mỉa mai, châm biếm qua sự hài hước, gây cười |
Câu 8: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lớm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
Giải nhanh:
Thị Mầu | Thị Hến |
- Là một nhân vật trái ngược hoàn toàn với hình ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến xưa. - Là con gái một gia đình giàu có nhưng Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ | - Là một người phụ nữ góa chồng, một mình phải tự chống chọi với mọi thứ như sự ham mê sắc dục của Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu hay việc bị vu oan ăn cắp đồ nhà Trùm Sò. -Nhân vật này còn thể hiện sự thông minh khi khiến kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự phán xét |
Câu 9: Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây.
Giải nhanh:
- Miêu tả rõ nét hình ảnh bức tranh Đông Hồ và phiên Chợ Nổi, giúp người đọc dễ hình dung, giàu sắc thái biểu cảm và mang đến những cảm nhận mới mẻ cho độc giả.
- Yếu tố biểu cảm được thêm vào giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải: yêu quý, trân trọng, giữ gìn
Câu 10: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.
Giải nhanh:
- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn
- Ví dụ: Trong văn bản thông tin :"Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống" người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà
Câu 11: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Giải nhanh:
- Chủ thể trữ tình : "Thân em" chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với số phận lênh đênh, chìm nổi, chẳng biết đi về đâu
- Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3
- Gieo vần ‘’on’’ ở cuối câu 1,2,4
Câu 12: Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
Giải nhanh:
| Mở bài | Thân bài | Kết bài |
Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học | - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận | - Nêu những luận điểm. - Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm - Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật | Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm |
Nghị luận về một vấn đề xã hội | Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm | - Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội - Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó | Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết |
Câu 13: Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.
Giải nhanh:
- Truyện kể:
+ Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể.
+ Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện
- Bài thơ:
+ Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ.
+ Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài
Câu 14: Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Giải nhanh:
Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
- Mở bài: Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người. Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình
- Thân bài
+ Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc
+ Tâm trạng của Người
- Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ
Đề b: Nghị luận về đại dịch covid-19
- Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Thân bài
+ Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc
+ Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Bình luận