Dễ hiểu giải Ngữ văn 10 chân trời bài 7: Dục Thúy sơn
Giải dễ hiểu bài 7: Dục Thúy sơn. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ
ĐỌC HIỂU: DỤC THÚY SƠN
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.
Giải nhanh:
- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.
- Cách miêu tả độc đáo:
+ Sử dụng phép đối giữa phù và trụy, vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.
+ Phép đối tẩu mã. Ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?
Giải nhanh:
- Biện pháp so sánh và nhân hóa
- Sử dụng các biện pháp này giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.
Câu 3: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?
Giải nhanh:
- Mạch cảm xúc: đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.
- Vì Trương Thiếu Bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.
- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu Bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?
Giải nhanh:
Hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận