Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 6: Dục Thúy Sơn
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 6: Dục Thúy Sơn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Dục Thúy Sơn được rút từ tập Ức Trai thi tập.
- Được viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Bố cục được chia thành 2 phần:
+ Phần 1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy
+ Phần 2: 2 câu cuối: Cảm hoài man mác
- Bên cạnh đó nó cũng có thể chia làm cấu trúc đề - thực – luận – kết hoặc kết cấu 2/4/2 trong đó 2 câu đầu là giới thiệu về cảnh vật, bốn câu sau là bức tranh sơn thủy hữu tình và 2 câu kết là tâm sự hoài niệm của nhà thơ.
- Dục Thúy Sơn được viết theo thể ngũ ngôn
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tìm hiểu cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy
- Vẻ đẹp toàn cảnh của núi Dục Thúy hiện lên vô cùng rõ nét qua câu 3 và 4:
“Cảnh tiên nơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen”
Cảnh núi Dục Thúy hiện lên như cảnh thần tiên trên cõi tục. Được ví như một bông hoa sen nổi trên mặt nước. không so sánh mà trực tiếp biểu thị núi Dục Thúy với đóa sen.
+ Hình ảnh hoa sen biểu trưng cho sự thoát tục cõi tiên rơi xuống trần gian.
+ Ngôn ngữ tinh xác, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc ngươi nghe. Từ “phù” nghĩa là nổi những lay động tại chỗ, từ “trụy” có nghĩa là rơi rớt từ trên cao xuống => thể hiện sự sống động trong miêu tả.
- Câu 5 và câu 6 thể hiện dấu ấn riêng mạnh mẽ của tâm hồn Nguyễn Trãi
“ Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền”
+ Tác giả so sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc màu xanh, ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu vào mái tóc biếc… Hai hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình và nên thơ thường được dùng để miêu tả vẻ đẹp của người con gái. Thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người. Lấy vẻ đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc.
=> Sự liên tưởng vô cùng hiện đại, đặc biệt và hiếm gặp trong thơ cổ. Nếu như thơ cổ dùng vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực thì Nguyễn Trãi lại lấy vẻ đẹp con người là thước đo. Điều đó cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
2. Nỗi niềm hoài niệm của tác giả
- 2 câu cuối bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ:
“ Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen”
+ Nhân vật Trương Thiếu ở đây là hình ảnh của bậc danh sĩ cao khiết Trương Hán Siêu dưới triều Trần người đã đã được Vua Trần ban cho danh vị cao quý Thiếu bảo. Tên tuổi của ông gắn liền với Dục thúy sơn.
+ Nguyễn Trãi không gọi đích danh tên của Trương Hán Siêu mà gọi định vị của ông thể hiện sự tôn kính, trọng vọng với người xưa.
+ Tác giả đứng trên núi Dục Thúy nhìn núi ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa, hình ảnh Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây.
=> Lời thơ hàm súc, nỗi niềm hoài cảm sâu lắng mênh mông.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy thần tiên thoát tục.
- Xen vào đó là nỗi niềm cảm hoài về người xưa của tác giả Nguyễn Trãi.
2. Nghệ thuật
- Tác giả sử dụng thể thơ đường luật ngũ ngôn bát cú
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, đối nhau thể hiện vẻ đẹp của núi Dục Thúy.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận